您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【trận hiroshima】Kinh tế tư nhân vẫn chưa phát triển bứt phá

Cúp C13538人已围观

简介Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên 2019 với nội dung “Bứt phá từ những độn ...

Tại hội thảo Kinh tế Việt Nam thường niên 2019 với nội dung “Bứt phá từ những động lực tăng trưởng” (do Thời báo Kinh tế Việt Nam vừa tổ chức tại TPHCM),ếtưnhnvẫnchưaphttriểnbứtrận hiroshima nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù được đánh giá là chủ thể của nền kinh tế, nhưng khu vực kinh tế tư nhân vẫn chưa phát triển bứt phá do nhiều nguyên nhân.

Trong đó, thủ tục hành chính là một trở ngại lớn, như chế độ kế toán, chính sách thuế, thanh tra, kiểm tra nhiều… nên hầu hết các hộ kinh doanh không muốn trở thành doanh nghiệp (DN). Theo TS Huỳnh Thế Du, Đại học Fulbright, có 2 vấn đề khiến cho khu vực kinh tế tư nhân khó phát triển.

Thứ nhất là trong suốt một thời gian dài, đây là khu vực nhận được ít sự ưu tiên, ưu đãi nhất. Thứ hai, các chính sách cho kinh tế tư nhân “như thêm dầu vào lửa”, khiến DN có tâm lý đầu cơ, kinh doanh ngắn hạn nhiều hơn là dài hạn.

TS Huỳnh Thế Du nhận định, kinh tế tư nhân là trụ cột quan trọng cho sự phát triển thịnh vượng của quốc gia. Tuy nhiên, bộ phận này cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc khủng hoảng kinh tế trong thế giới hiện đại. Như 2 mặt của đồng xu, kinh tế tư nhân vừa đóng vai trò là “người hùng” nhưng cũng đồng thời có thể trở thành “kẻ tội đồ”. Bởi thành tố này cũng gây ra những trục trặc - cụ thể là những cuộc khủng hoảng về kinh tế. Nguyên nhân do các DN chạy theo mục tiêu ngắn hạn của mình, gây ra sự đổ vỡ. Cùng với đó, kinh tế tư nhân cũng đồng thời gây ra những quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm, tác động tiêu cực đến sự phát triển chung của nền kinh tế.

Tại Việt Nam, khu vực kinh tế tư nhân chỉ trong thời gian gần đây mới được xem xét và đặt đúng vào vai trò, vị trí của nó. Tuy nhiên, trong cơ cấu GDP Việt Nam từ năm 2005 đến nay, kinh tế tư nhân (DN chính thức, không tính kinh tế hộ gia đình, cá thể) chỉ chiếm khoảng 10%.

Ông Du cho biết, trong lịch sử thế giới, các nước phát triển đều có trụ cột là kinh tế tư nhân. Chưa có quốc gia nào trở nên thịnh vượng nếu kinh tế tư nhân không phát triển được. Tiềm năng tương lai của Việt Nam cần là kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, ông cũng đặc biệt lưu ý những rủi ro rất lớn có thể có từ khu vực này. Vì thực tế đang có những DN tư nhân lớn bất thường theo tốc độ tỷ lệ và đa dạng hóa đầu tư ngoài lĩnh vực, trong khi khả năng quản trị rủi ro của một DN là có giới hạn.

Theo TS Huỳnh Thế Du, chính sách và quản lý vĩ mô cần phải đảm bảo sao cho các rủi ro đừng xảy ra, song song với việc tạo dựng môi trường kinh doanh tốt hơn để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển.

Theo NHUNG NGUYỄN/SGGP

Tags:

相关文章