【đội hình napoli】Bài 2: Loay hoay chuyện bao tiêu sản phẩm

时间:2025-01-12 09:57:20 来源:88Point

Thời gian qua,ệnbaotiusảnphẩđội hình napoli quá trình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hướng CĐL đâu đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định, cụ thể là tình trạng “bẻ kèo”, không tuân thủ theo hợp đồng đã ký giữa người dân và doanh nghiệp thường xuyên xảy ra mỗi khi bước vào thời điểm thu hoạch rộ.

Trong năm 2016 vừa qua, doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm chiếm hơn 5% so với tổng diện tích lúa gieo trồng hàng năm của tỉnh.

Ông Trần Văn Trợ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, nhận định: Thời gian qua, ngành nông nghiệp Hậu Giang đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện mô hình CĐL trên cây lúa. Đáng nói là đối với tổng diện tích gieo trồng lúa hàng năm của tỉnh trên 200.000ha, nhưng chỉ có doanh nghiệp “nhảy vào” liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm được khoảng 10.000ha trong năm 2016. Quả thật con số này còn chưa đáng kể. Cho nên tới đây, tỉnh cần tiếp tục quan tâm giải quyết khó khăn, vướng mắc cho người dân tham gia canh tác theo mô hình CĐL.

Rộn chuyện “bẻ kèo”

Trên thực tế, hễ đến thời điểm thu hoạch là dư luận nhiều nơi trên địa bàn tỉnh lại râm ran chuyện “bẻ kèo”, không tuân thủ theo hợp đồng đã được ký kết từ trước. Nguyên nhân cũng hết sức quen thuộc là do giữa “người bán, người mua” chưa có tiếng nói chung. Trong đó, người dân thường hay đổ lỗi cho doanh nghiệp cố tình kỳ kèo, kéo dài thời gian, thậm chí đánh giá thấp chất lượng lúa hàng hóa nhằm ép giá thu mua. Còn đơn vị bao tiêu hay trách bà con bội tín vì xuất bán sản phẩm cho thương lái bên ngoài mà không xin ý kiến của họ…

Cả hai đều có cái lý riêng của mình. Nhưng chung quy lại thì nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngoài mong muốn đó chủ yếu là do chưa đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và nhà nông. Trong khi hợp đồng ký kết khá lỏng lẻo, tính ràng buộc không cao. Cho nên rất dễ phát sinh trường hợp phá vỡ hợp đồng vào những lúc giá cả, thị trường biến động, thậm chí ngay ở thời điểm nhu cầu lúa hàng hóa tăng cao. Đơn cử như ở vụ Đông xuân 2016-2017 vừa rồi, có một số doanh nghiệp không thể thu mua hoặc thu mua được với sản lượng không như mong muốn.

Trong số đó phải kể đến trường hợp của một doanh nghiệp ngoài tỉnh tham gia liên kết sản xuất theo hướng CĐL với người dân ở khu vực 2, phường IV, thành phố Vị Thanh. Cụ thể, bên cạnh cung ứng lúa giống RVT bước đầu, doanh nghiệp còn trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúc cuối vụ. Mọi chuyện hợp tác tưởng chừng diễn ra suôn sẻ như mong đợi. Bởi thời điểm chuẩn bị thu hoạch, giá lúa trên thị trường khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước, nhất là loại giống RVT được thương lái thu mua tại ruộng ở mức từ 6.000 đồng/kg trở lên. Nào ngờ đến khi thu hoạch đồng loạt, có không ít trường hợp tự ý bán lúa cho thương lái bên ngoài.

Theo lý giải của bà con nông dân nơi đây, nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đưa ra mức giá thu mua thấp hơn so với thị trường ở cùng thời điểm khoảng 200-300 đồng/kg lúa tươi. Từ đó xảy ra mâu thuẫn, mất lòng tin giữa người bán với đơn vị bao tiêu sản phẩm. Cũng may mắn là chính quyền địa phương, cùng ngành chuyên môn thành phố và tỉnh đứng ra dàn xếp kịp thời nên mọi chuyện đâu đó mới được giải quyết ổn thỏa.

Doanh nghiệp chưa mặn mà

Có thể nói, câu chuyện phá vỡ hợp đồng bao tiêu sản phẩm hiện không còn là điều mới mẻ đối với người dân làm theo hướng CĐL hay cánh đồng liên kết ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Hậu Giang. Bởi ngay cả những trường hợp trực tiếp canh tác trong các CĐL được xem là điểm chỉ đạo của tỉnh ở xã Trường Long Tây (huyện Châu Thành A) và xã Vị Thanh (huyện Vị Thủy) cũng thường xuyên đối mặt với tình trạng tương tự. Đáng nói là nơi đây đều có tổ chức đại diện nhà nông là hợp tác xã (HTX) đứng ra ký kết hợp tác sản xuất với doanh nghiệp hẳn hoi. 

Ông Hà Minh Triều, Giám đốc HTX nông nghiệp Phước Trung, là người trực tiếp đại diện cho các thành viên đang canh tác trên CĐL xã Trường Long Tây ký hợp đồng với các doanh nghiệp, thừa nhận: “Tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng bao tiêu trong những vụ lúa vừa qua đạt khá thấp. Thậm chí có vụ còn không thể triển khai được khâu tiêu thụ lúa trong CĐL nên chúng tôi buộc phải đứng ra thu gom sản phẩm và bán lại cho thương lái bên ngoài nhằm giữ uy tín cho HTX, đảm bảo quyền lợi đối với các xã viên”.

Bởi theo ông Triều, dường như doanh nghiệp ký kết hợp đồng chủ yếu là vì chủ trương chung của Nhà nước, chứ thực ra họ không mấy mặn mà trong vấn đề bao tiêu sản phẩm. Còn theo ông Ngô Triều Phương, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, thời gian qua, tuy huyện kêu gọi được một số doanh nghiệp tham gia liên kết 4 nhà trên CĐL xã Vị Thanh. Đặc biệt là bước đầu thực hiện được một số khâu quan trọng như cung ứng vật tư đầu vào, bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên, tính bền vững chưa có, còn tùy thuộc vào diễn biến thị trường của từng mùa vụ.

“Điều mà chúng tôi quan tâm nhất hiện nay là cách thức làm ăn giữa người dân với doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Bởi doanh nghiệp bây giờ trôi nổi nhiều, còn các HTX không thể biết được thông tin nên đôi khi bị họ lợi dụng với danh nghĩa đầu tư giống đầu vào, thực ra là để bán lúa giống với giá cao. Tới lúc thu hoạch thì họ viện lý do này nọ để ép hoặc kềm giá thu mua lúa của bà con trong CĐL thấp hơn thị trường. Từ đó người dân chán nản nên bán cho thương lái bên ngoài, xong rồi họ đến thu lại tiền lúa giống”, ông Ngô Triều Phương băn khoăn. 

Cho nên, mỗi khi đến thời điểm quan trọng nhất là thu hoạch lúa lấy tiền, không ít nhà nông tham gia sản xuất theo hướng CĐL, cánh đồng liên kết trên địa bàn tỉnh lại cảm thấy thất vọng. Bởi họ vẫn phải bán lúa cho thương lái bên ngoài, cũng bị thiệt thòi vì bị “cò lúa” ép giá giống như bao nhà nông canh tác theo phương thức truyền thống khác.

Hạn chế tình trạng doanh nghiệp tham gia cánh đồng lớn theo kiểu hình thức

Tại Hội thảo “Đối thoại chính sách thúc đẩy liên kết sản xuất, tiếp cận tín dụng ngành hàng lúa gạo, xây dựng CĐL” do UBND tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hồi tháng 7 năm ngoái, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam cho rằng: Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Công thương hướng dẫn cụ thể trong vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu xuất khẩu gạo nhằm hạn chế tình trạng doanh nghiệp tham gia thực hiện CĐL theo kiểu hình thức. Ngoài ra, tiếp tục tham mưu, đề xuất về các nội dung quản lý nhà nước có liên quan trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tiêu chí CĐL để từng bước hoàn thiện và phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.

 

Bài, ảnh: GIA NGUYỄN

---------------

Bài 3: Tháo “nút thắt” cho doanh nghiệp

推荐内容