Cổ phiếu thép,áccổphiếutrụkékết quả giải bóng đá nhật bản đầu khí hồi mạnhĐà suy yếu của nhóm cổ phiếu blue-chips là nỗi ám ảnh của VN-Index những ngày qua. Nếu nhóm cổ phiếu này giảm mạnh thì gần như chắc chắn chỉ số sẽ bị phá vỡ xu hướng đi ngang tích lũy. VN30-Index giảm hơn 2% trong 11 phiên gần nhất, mạnh hơn nhiều mức giảm 0,6% của VN-Index. Sớm muộn các cổ phiếu trong VN30 cũng sẽ gây tác động lên chỉ số chính. Do đó phiên phục hồi hôm nay đem lại hi vọng lớn cho xu hướng chung, khi VN-Index đảo chiều tăng thành công hơn 6 điểm. Chỉ số này quay lại vùng trên 1.390 điểm, về mặt kỹ thuật đã bảo toàn được vùng đi ngang trong 12 phiên vừa qua. Dẫn đầu đà phục hồi hôm nay là cổ phiếu thép và dầu khí: HPG tăng 2,18%, GAS tăng 1,61% là những mã kéo VN-Index tốt nhất. Ngoài hai cổ phiếu này, các mã trong mỗi nhóm cũng có mức tăng khá cao: HSG tăng 1,38%, NKG tăng 5,26%, TLH tăng 2,17%, VGS tăng 3,67%. Dầu khí có PLX tăng 0,92%, PVD tăng 2,57%. Dĩ nhiên không phải tất cả các cổ phiếu trong mỗi nhóm đều tăng, nhưng các cổ phiếu dẫn dắt là những mã đáng quan tâm nhất.
Thực tế với 16 cổ phiếu vẫn tăng giá trong nhóm VN30, không nhiều mã thật sự xuất sắc. Ngoài HPG và GAS, các trụ còn lại đều kém: VIC chỉ tăng 0,11%, VHM tăng 0,25%, VCB giảm 0,11%, CTG, BID tham chiếu, VNM giảm 0,55%, MSN giảm 0,57%. Diễn biến phục hồi ở các cổ phiếu này không đủ để thay đổi xu hướng trượt giảm đang có. Sau nhiều ngày giảm mạnh liên tục, cổ phiếu quay đầu phục hồi là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nỗ lực bắt đáy có đảo chiều xu hướng thành công hay không lại là câu chuyện hoàn toàn khác. Lấy ví dụ các mã ngân hàng, TCB hôm nay đóng cửa ở mức cao nhất cũng chỉ trên tham chiếu 0,2%. Trong 3 phiên trước TCB đã bốc hơi 4,3% giá trị nên mức hồi hôm nay vẫn còn rất kém. VCB, BID, CTG nỗ lực phục hồi không đủ để tăng. Nhìn chung các nhóm cổ phiếu hôm nay đều có các đại diện tăng giá, dù mức độ mạnh yếu khác nhau. Điều cần quan tâm là cổ phiếu có thay đổi được trạng thái thị trường hay không. Hiện xu hướng đầu cơ các cổ phiếu vốn hóa nhỏ vẫn là chủ đạo. Trong khi VN-Index chỉ tăng 0,45%, VN30-Index tăng 0,38% thì Midcap tăng 1,08%, Smallcap tăng 1,03%. Những mã tăng mạnh nhất, thậm chí kịch trần đều tập trung ở nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, như HQC, TLD, BCE, ANV, VOS, VNE kịch trần với thanh khoản rất cao. Tín hiệu dòng tiền suy yếuMức giao dịch hôm nay không kém, tổng giao dịch hai sàn niêm yết khoảng 23,5 ngàn tỷ đồng, riêng khớp lệnh đạt gần 22 ngàn tỷ đồng. Tuy nhiên đây vẫn là con số báo hiệu tín hiệu sụt giảm, khi thấp nhất 5 phiên và giảm 23% so với hôm qua. Không có tiêu chuẩn cụ thể nào về dòng tiền mạnh hay yếu, nhưng so sánh cảm tính cũng có thể thấy rõ một điều: Thị trường đang trong cơn lốc thông tin kết quả kinh doanh và hiện tại hầu hết đều tích cực, nên đây đáng lẽ là thời điểm dòng tiền mạnh mẽ nhất. Hôm qua giao dịch đã đạt mức kỷ lục trong 2 tháng, nhưng thị trường không cho thấy tín hiệu duy trì ổn định. HPG là mã thanh khoản nhất thị trường hôm nay với 27,9 triệu cổ phiếu, tương đương giá trị 1.539,6 tỷ đồng. Thực tế là thanh khoản của HPG đã giảm gần 33% so với hôm qua. TCB thanh khoản lớn thứ 2 với gần 20,5 triệu cổ, trị giá 1.017 tỷ đồng, cũng vẫn là giảm 29%. So riêng trong nhóm VN30, hôm nay giao dịch 7.072 tỷ đồng thậm chí còn là thấp hơn khoảng 10% so với mức trung bình tuần trước. Dòng tiền cần thời gian để thể hiện sự ổn định. Xu hướng tăng thanh khoản không đi cùng với các thông tin kết quả kinh doanh quý 3. Điều này tất yếu dẫn đến một suy luận, là nếu các yếu tố hỗ trợ hết hiệu lực, điều gì có thể thu hút thêm dòng tiền ngắn hạn vào thị trường? Không phải ngẫu nhiên các cổ phiếu blue-chips đem lại thua lỗ nhiều hơn lợi nhuận trong thời gian gần đây. Dòng tiền hạn chế khiến cơ hội tăng giá ở blue-chips trở nên khó khăn hơn các mã nhỏ. Nhà đầu tư ưu tiên kiếm lời nhanh trong giai đoạn thông tin vẫn còn hiệu lực.
|