游客发表

【pachuca – puebla】Làng Nông Cống ở Bình Phước

发帖时间:2025-01-10 07:56:40

Bến xe miền Đông chật ních người nhưng xe đi Bình Phước không đông lắm. Dì Nhung,ng Npachuca – puebla em út mẹ tôi, đã về tỉnh Sông Bé sinh sống từ năm 1984... Xây dựng vùng kinh tế mới ở Nông trường Phú Riềng thuộc tỉnh Sông Bé (nay là Bình Phước) là một chủ trương đúng. Đúng song với các gia đình khác không dễ vận động, mà một phần làng Nhiễn, xã Tân Khang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) phải chuyển đi. Còn gia đình dì đông con nên chú tôi đăng ký đi Nông trường Phú Riềng cả nhà, mong đổi đời. Một quyết định cam go vì ở quê còn anh em ruột thịt, giỗ tổ, mồ mả ông cha... Tôi đang làm việc ở mỏ Cromit Cổ Định (Thanh Hóa), được tin cả nhà dì chuyển vào Phú Riềng sinh sống, tôi đạp xe về đến đầu xã Tân Khang đã thấy một đoàn xe tải, xe ca xếp hàng dài dọc đường cái, mũi xe hướng về phía Nam. Người đưa tiễn đông chật đường. Tôi không bao giờ quên hình ảnh dì gánh một gánh lỉnh kỉnh. Một đầu đòn gánh là quần áo và ba lô con cóc của chú tôi, đầu kia thằng em út 2 tuổi ngồi trên cái mâm đồng - tài sản quý nhất của cả nhà mang theo. Thấy tôi vừa dựng xe đạp bên gốc cây gạo đầu làng Lai, dì tôi đặt gánh thì cũng lúc đó thằng em tôi khóc mếu đòi về nhà. Dì chỉ nói được câu: Dì đi nhé, xa lắm, chả biết bao giờ về lại làng Nhiễn... Dì tôi nói đến đó rồi ôm lấy tôi, nghẹn ngào nước mắt. Không nén được xúc động, tôi cũng khóc. Và bài thơ “Dì tôi về Sông Bé” viết về ngày tháng chia tay ấy... “Làm sao dì lại khóc dì ơi/Đừng nói bỏ quê nghe mà thêm tội/Đất chật chội ta về miền quê mới/Đến chân trời giàu có ấm no hơn... Quê ta nghèo, dì lại đông con/Bát cơm ăn nửa phần sắn độn/Nơi xa ấy biết có là sung sướng/Biết bao giờ về lại đất quê cha...”.

Căn nhà của gia đình bà Nhung giữa bạt ngàn cao su tại xã Thuận Lợi. Nhà bà Nhung cũng có số nhà như ở phố

Năm 2017, tôi về thăm dì ở Bình Phước sau đằng đẵng 33 năm dì cháu xa nhau. Trước khi đến thăm dì, tôi hình dung nhà dì làm bằng gỗ quý, nép bên cánh rừng bạt ngàn cao su, trước mặt có con suối nhỏ. Dì tôi tóc bạc da mồi sẽ chạy ra đón tôi đầu tiên. Và sẽ... len lỏi là những con đường mòn đất đỏ cùng bóng dáng những người dân tộc thiểu số gùi cà phê đi trong nắng chiều Phú Riềng. Nhà dì tôi sẽ có giếng nước trong mát và những chùm cà phê chín đỏ mọng đung đưa trong gió. Những người dân tộc thiểu số sẽ mời tôi uống rượu cần... Nhưng, thực tế không giống tôi tưởng tượng...

Dì tôi dặn, tới ngã ba Làng Chín thì xuống xe. Đi tiếp 2 cây số là đến nhà. Dì nói thế thì tôi biết tìm làm sao được. Vợ chồng tôi lỉnh kỉnh quà cáp, xách túi xuống xe ca tại ngã ba Làng Chín. Một phụ nữ tuổi độ 45 chạy lại hỏi tôi: Có phải là anh Lộc không? Bất ngờ với câu hỏi, tôi trả lời nhanh: Vâng, tôi đây. Người phụ nữ rạng mặt lên, nói: Em là Hồng, con gái mẹ Nhung đây. Vui vì bất ngờ, tôi hỏi: Dì Nhung dặn em ra đón à? Hồng trả lời: Mẹ không dặn đón anh nhưng biết anh ở Hà Nội vào, em ra đón vì sợ anh chị khó tìm đường vào nhà. Tối hôm qua, cả làng tập trung ở nhà mẹ em vui lắm vì anh chị sắp tới. Tôi cảm động vì câu nói hồn nhiên ấy. Anh em cầm tay nhau, miệng cười không nói nên lời. Không như tôi tưởng tượng, nhà dì tôi ven đường nhựa phẳng lì, thẳng tắp xa tận chân trời có màu xanh cao su. Hai bên đường bạt ngàn cà phê, cao su nhấp nhô. Ngôi nhà dì tôi mái bằng, xây bê tông, to cao nhất xóm. Phòng khách rộng thênh thang dễ đến 100m2. Một bộ xa lông bằng gỗ quý màu vàng mật ong đặt giữa nhà. Phòng khách phải chứa được 20 mâm cỗ. Vợ tôi tíu tít chụp hình quanh nhà bên những vườn “đào lộn hột” - tức điều. Tôi thích nhất sau nhà chỉ 2m là vườn cao su đều tăm tắp. Tôi như quán tính, buột miệng hỏi một câu hớ hênh: Cao su của nông trường à? Chú em con dì tôi nói hãnh diện: Của nhà em hết đấy.

Bọn trẻ con, cháu chắt của dì và cả trẻ con hàng xóm chạy ra đón vợ chồng tôi ríu rít như chim. Tôi như một người đi xa trở về. Bọn trẻ trong xóm xem như có việc vui trong buôn rẫy.

Tụi nhỏ độ 12-13 tuổi nói cười rộn rã như nhà có đám cưới. Thằng út - chính là thằng em tôi ngày xưa thuở 2 tuổi ngồi trên mâm đồng dì quảy gánh mà tôi gặp lần cuối, nó đi xách một giỏ ếch về, kéo hom giỏ ra cho tôi xem có đến hai chục con ếch. Tôi hỏi: Bao nhiêu tiền 1kg? Nó bảo: Nghe nói anh chị ở Hà Nội vào, đêm qua mưa rào em đi bắt ếch đấy. Thật là kỳ lạ lại có ếch tháng 10. Nhưng tôi quên một điều là Phú Riềng cách Hà Nội 2.000 cây số, thời tiết khác nhau.

Dì tôi vừa kể vừa khóc về chuyện những ngày đầu tiên vào đây. Đất Phú Riềng xa lạ. Thằng út 2 tuổi khóc đòi về vì không có trẻ con chơi cùng. Buồn hơn, thằng Bình - con đầu của dì, vào đây được 3 năm thì chết vì đi làm rẫy vướng bom bi của Mỹ sót lại. Rồi em Hường, cháu ruột dì tôi, theo dì vào Phú Riềng, lấy chồng ở đây, do nhà túng quá, vợ chồng cãi nhau, đánh nhau, nó tự vẫn để lại 2 đứa con thơ. Dì tôi đầu óc rối tung. Những năm đầu vào đây, tất cả đều làm công nhân cao su Phú Riềng, nhưng những năm sau, chú và dì tôi phải nghỉ theo chế độ 176. Lúc ấy không biết bấu víu vào đâu được, cả nhà dì tính chuyện trở về Nông Cống. Nhưng về đâu khi nhà cửa đã bán đất ruộng thì hợp tác xã đã chia cho hộ khác? Phải bám Phú Riềng mà sống, không còn cách nào khác. Dần dà rồi cũng sống được. Dì tôi bảo thế. 

Chú tôi đi họp cựu chiến binh chưa về. Một người trạc tuổi tôi, nói giọng Bắc, mới vào nhà đã hồ hởi vừa nói vừa giơ tay cho tôi bắt: Nghe tin bác vào đây tôi qua chào. Tôi là Thường vụ Đảng ủy xã Thuận Lợi  (Đồng Phú) này. Tôi tên Oanh, người xã Trường Giang, huyện Nông Cống ta. Rồi ông Oanh liến thoắng nói: Thuận Lợi là tên xã mới đặt sau khi dân Thanh Hóa vào đây, những năm 80 của thế kỷ trước. Xã này 90% là người Nông Cống. Tôi vào sau, dân nhảy dù chứ không phải dân di cư theo chính sách đi kinh tế mới. Một lần tôi vào đây thăm bạn chiến đấu cũ, tính làm ăn được nên kéo cả nhà vào. Tôi bảo: Ông lại nói đùa, dân nhảy dù mà làm đến Thường vụ Đảng ủy xã là không vừa đâu nhé. Ông Oanh tiếp lời: Thực ra xã này trước đây chỉ gói gọn như một làng. Chúng tôi gọi đùa là làng Nông Cống ở Phú Riềng. Chú tôi đi họp về, gặp tôi vui quá, nói cười rối rít. Dì tôi bảo: Tối qua, nghe nói vợ chồng cháu vào chơi, ông ấy khoe khắp làng, mời mọi người trưa nay đến uống rượu. Mấy đứa nhà dì đã phân nhau những ngày sau, vợ chồng cháu ăn cơm, uống rượu nhà ai. Chắc chắn là vợ chồng cháu phải ở chơi một tuần mới về được...

 Tôi thấy vui nhất là chuyện ăn cỗ. Gian nhà khách rộng thế mà cỗ bàn bày kín. Mấy gia đình dâu rể, cháu chắt, con cái dì tôi ở quanh đây đều đến hết. Hàng xóm đều có mặt. Ông Oanh giới thiệu: Này là người xã Tế Tân, đây là người xã Trung Ý, này là người Trung Chính, Tân Khang...  Chú em út tôi mang ra 1 chai rượu tây hiệu Chivats 1 lít để giữa mâm chính khách. Các em tôi quan niệm tôi là khách Hà Nội phải có rượu tây nhưng chúng nó không biết tôi chỉ thích rượu nút lá chuối. Tôi cứ chờ một vò rượu cần nhưng không có. Cỗ đầy những thịt là thịt: Thịt ếch, thịt mèo, lươn om, gà đồi... nói thật là tôi không nhớ được hết các món ăn, nhưng rau thì không có, chỉ duy nhất món canh bí đỏ. Người quê tôi vẫn quan niệm, khách đến nhà là phải có rượu, thịt mới là thết cỗ. Tôi hỏi có lá mơ lông không vì tôi đã nhìn thấy một dàn lá mơ sau nhà, phía vườn cao su. Chú em út tôi nhanh nhảu: Có đầy vườn anh ạ! Dừng ăn, mấy đứa cháu ra hái một lúc được một rổ lá mơ, thế là có rau rồi. Nhưng mỗi mâm chỉ có 3 cái ly uống rượu. Thì ra ở đây uống rượu vòng vòng. Chú em tôi còn chở về một két bia nhưng không ai uống. Rượu tây rót đầy chén cho sang trọng và quý khách. Nhưng thấy tôi không uống rượu tây, mọi người chỉ làm một lượt rồi uống rượu trắng. Chúc nhau mạnh khỏe, chúc cho quê nhà Nông Cống giàu sang, chúc và chúc nhiều nữa nhưng rồi tôi xỉn. Mãi 2 giờ chiều mới tỉnh rượu và vợ chồng tôi xin phép dì về thành phố Hồ Chí Minh. Dì ra mặt giận nhưng tôi nói phải đi để kịp giờ bay ra Hà Nội vì đã mua vé, dì đành chịu. Vợ chồng tôi xin phép đi thăm từng gia đình các em quanh đây. Chúng tôi đi một vòng hết thôn này đến thôn khác, qua những vườn tiêu, rẫy cà phê trĩu trái, những rừng cao su đều tăm tắp của các em tôi, của chú và dì tôi. Chú tôi bảo: Nhà chỉ để lại mấy héc ta cao su, còn lại chia cho con cháu. Sức mình yếu rồi. Xã Thuận Lợi đã đạt nông thôn mới. Cháu về báo lại cho huyện Nông Cống biết là ở Bình Phước có một làng Nông Cống nhé. Tên làng ấy là xã Thuận Lợi. Bây giờ Thuận Lợi thay đổi rồi, không đói nghèo như thuở mới về Nông trường Phú Riềng nữa mà hiện mỗi gia đình đã có một “nông trường” riêng rồi. Một nhà máy chế biến mủ cao su đã mọc lên giữa làng Nông Cống và giữa rừng cao su bạt ngàn, người dân không phải đi xa bán mủ nữa. Và tôi bật cười về cái tên làng Nông Cống ở Bình Phước, mà không biết ai đã đặt tự bao giờ.

Dì, chú và các em tiễn vợ chồng tôi ra xe, lại nước mắt lưng tròng. Xe bắt đầu chuyển bánh, ánh nắng xuyên qua tán lá cao su đan thành những mảng màu.

Cảm ơn đất và người Sông Bé (bây giờ là Bình Phước) đã cưu mang dì tôi.

Hà Nội, xuân Mậu Tuất 2018.

                                                    Lê Tuấn Lộc

    热门排行

    友情链接