Ông Hải (phải) và chủ tịch HĐQT Công ty A74 xem xét sản phẩm chế tạo của nhà máy - Ảnh: N.Hậu Tình cờ gặp ông Hải,úalàmmáybaybâygiờtỷ le keo chúng tôi hỏi ông đã chế tạo và cải tiến thêm loại máy nào để phục vụ công việc đồng áng của nông dân hay không, bất ngờ ông cho biết bây giờ đang tính toán để cho ra hàng loạt cụm máy móc chứ không phải từng chiếc như trước kia nữa. Chúng tôi còn đang ngạc nhiên thì ông Hải cho biết Công ty cổ phần A74, thuộc Tổng công ty Máy móc và thiết bị công nghiệp VN (Công ty A74, Bộ Công thương) đã mời ông về làm tổng công trình sư, phó tổng giám đốc kỹ thuật công ty. “Hai lúa” lãnh đạo kỹ sư và công nhân bậc 7 “Trong gần ba tháng vào công ty, ông Hải đã kịp cả này khi đưa ra thị trường đã được người sử dụng phản hồi tốt và đánh giá cao về tính tiện lợi. Đây chỉ mới là bước khởi đầu, sắp tới công ty sẽ báo cáo với Bi tổ quy trình sản xuất, hướng dẫn và chỉ đạo cho các kỹ sư và hơn 40 công nhân lành nghề của công ty cải tiến những chảo cày, những dàn cày 7, dàn cày 5... Những sản phẩm Bộ Công thương, Tổng công ty Máy móc và thiết bị về kế hoạch chế tạo các bộ máy quy trình trồng và thu hoạch bốn loại cây chủ lực là mì, bắp, mía và cao su. Đây cũng là những ý tưởng sáng tạo của ông Hải” Ông ĐẶNG VĂN CHÂU (chủ tịch HĐQT Công ty A74) |
Ông Đặng Văn Châu, chủ tịch hội đồng quản trị Công ty A74, cho biết: “Hơn hai năm trước chúng tôi đã “để mắt” đến ông Hải trong chiến dịch cải tổ, củng cố và phát triển mũi nhọn của công ty Ba tháng trước, chúng tôi mời ông Hải về làm tổng công trình sư và ông Hải đã nhận lời”. Ông Châu cho biết Công ty A74 có bề dày gần 40 năm cơ khí chế tạo máy, nhưng từ trước đến nay các loại máy móc công cụ chỉ rập khuôn theo những mẫu mã sẵn có. Mặc dù công ty có phòng thiết kế nhưng mẫu mã không có gì mới, không chế tạo được những công cụ máy móc mới để tăng năng suất... Công ty A74 quyết định phải mời chuyên gia hàng đầu để chế tạo, cải tiến máy nông nghiệp đáp ứng nhu cầu của nông dân. “Và chuyên gia đầu tiên chúng tôi nghĩ đến là ông Trần Quốc Hải. Sau thời gian theo dõi, chúng tôi đã tiếp cận và mời ông Hải vào vị trí tổng công trình sư. Nhà máy của chúng tôi là nhà máy sản xuất máy nông nghiệp và ông Hải là “vua” chế tạo máy nông nghiệp nên hai bên đã gặp nhau để hỗ trợ nhau phát triển. Công ty chúng tôi sản xuất máy nông nghiệp nên chúng tôi sẽ cho ra đời những dàn chảo cày, dàn cày, lưỡi xới, máy trồng mì... để tiến tới cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp của người dân” - ông Châu khẳng định. Trả lời câu hỏi vì sao không chọn một chuyên gia hàng đầu khác mà lại chọn ông Trần Quốc Hải, mặc dù là “vua” chế tạo máy móc nhưng chỉ là nông dân, không được đào tạo bài bản, ông Châu cho rằng: “Chính vì việc ông Hải là nông dân nên ông đã có thực tế và cọ xát nhiều với mùa vụ, cây trồng, công sức của nông dân bỏ ra. Từ những thực tế đã thâm nhập, hiểu sức lao động cũng như những khó khăn và những ước muốn của nông dân, ông Hải sẽ chế tạo cũng như cải tiến công cụ thích hợp nhất cho nông dân để họ thuận lợi trong việc cơ giới hóa, tăng năng suất cây trồng. Là tổng công trình sư, ông Hải sẽ truyền đạt kinh nghiệm cải tiến máy nông nghiệp của mình cho hơn 40 công nhân lành nghề bậc 6-7 và hàng chục kỹ sư của công ty”. Khuyến khích sự sáng tạo của công nhân Nói về việc nhận lời làm tổng công trình sư, phó tổng giám đốc của công ty lớn, ông Hải cho biết: “Trước đây, nhiều lúc tôi ấp ủ những ý đồ cải tiến máy móc nhưng bị rào cản đó là phải tự mày mò để hàn tiện từng bộ phận máy móc rất khó khăn. Giờ đây trong công ty có đầy đủ các công năng, chúng tôi có thể dễ dàng thực hiện những ấp ủ đó để cải tiến, chế tạo máy”. Về phát triển ngành cơ khí trong công ty thời gian tới, ông Hải tâm sự: “Hiện nhiều kỹ sư, công nhân lành nghề vẫn còn quen với cách làm việc theo khuôn mẫu sẵn có. Nên nhiều lúc tôi phải làm trước sản phẩm mẫu họ mới làm theo được. Hiện nay, tôi đang khuyến khích các công nhân lành nghề, kỹ sư ở công ty tự sáng tạo bằng cách nói lên ý tưởng để họ vẽ và thiết kế những sản phẩm tốt nhất”. Nói về công việc sắp tới, với tư cách là một lãnh đạo công ty, ông Hải nói: “Công ty A74 hiện là công ty cơ khí về máy nông nghiệp hàng đầu quốc gia nhưng vẫn không có sản phẩm máy móc cải tiến. Trong khi nhiều nước lân cận đã phát triển nhưng mình vẫn giậm chân tại chỗ, nên sắp tới chúng tôi sẽ tìm cách phát triển các công cụ sản xuất để giải phóng sức lao động của nông dân”. Máy của “Hai lúa” hiệu quả hơn máy nhập Đánh giá cao khả năng cải tiến của ông Hải, tiến sĩ Hoàng Kim, Đại học Nông lâm TP.HCM, cho biết: “Vừa rồi, tôi giới thiệu Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên mua dàn cày không lật của ông Hải về thử nghiệm ở địa bàn tỉnh này. Cũng loại máy này, nếu mua tại Brazil hay Trung Quốc thì giá cao hơn nhiều nhưng không phù hợp với địa hình của Việt Nam. Ông Hải là người rất tâm huyết và là người rất giỏi. Chính những người như ông Hải qua quá trình nghiên cứu thực địa đã dần hoàn chỉnh những cải tiến cho máy móc để nông dân cơ giới hóa, giải phóng sức lao động và tăng năng suất cây trồng. Tôi đã thực nghiệm rẫy mì của nông dân sử dụng máy cày không lật của ông Hải thì thấy mì của nông dân trồng phát triển tốt hơn so với cây mì trồng thông thường”. “Chuyên gia” chế... Ông Trần Quốc Hải từng tốt nghiệp Đại học Thể dục thể thao và về quê làm ở phòng thể dục thể thao huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh. Sau đó, ông nghỉ ở nhà làm thợ sửa máy nổ. “Bất cứ loại máy gì người ta kêu sửa tôi cũng mày mò để sửa và sửa cho bằng được. Tôi học và được chỉ dạy nhiều nhất từ người cậu thứ bảy, ông vừa mất đi. Cậu Bảy đã dạy tôi từ sửa máy đến hàn... Từ những chỉ dạy của cậu, tôi có thể tự tay cải tiến làm các thiết bị máy móc của mình”. Và chế tạo máy bay cũng là một trong những ý tưởng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của ông Hải. Khi ước mơ bay để phun thuốc, rải phân bón từ trên cao không được phép thực hiện, ông Hải đã cho ra đời những chiếc máy phun thuốc cao su từ trên xuống dưới, những chiếc máy trồng mì, những dàn cày cải tiến... Chỉ cần nông dân nói ý tưởng đặt hàng là ông có thể chế tạo cải tiến theo yêu cầu của họ. “Như máy trồng mì, tôi chế tạo trồng ở những diện tích nhỏ rất tốt nhưng khi trồng trên diện tích lớn thì nó lại có lệch lạc. Tôi và con trai đã bỏ gần nửa tháng trời ngoài đồng để điều chỉnh các chi tiết cho chính xác. May mắn là con trai tôi cũng say mê nghề này nên giờ đây cơ sở máy nông nghiệp ở nhà cháu tự điều hành khi tôi đi làm ở công ty tại TP.HCM” - ông Hải vui vẻ cho biết. |
Theo Tuổi trẻ |