【nhận định santos】VATM đối mặt nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ dịch Covid
Nguy cơ ASEAN “tuột tay” cơ hội sớm phục hồi du lịch và hàng không | |
VNA đối mặt với rủi ro kiện tụng do số nợ quá hạn quá cao | |
Kiến nghị bổ sung thêm đối tượng hỗ trợ do ảnh hưởng dịch Covid-19 |
Theđốimặtnhiềukhókhăndoảnhhưởngtừdịnhận định santoso VATM, 6 tháng đầu năm 2021, thị trường hàng không quốc tế vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi do dịch bệnh trên thế giới vẫn chưa được kiểm soát. Trong nước, làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ ngày 27/4 đến nay với diễn biến phức tạp chưa từng có, tốc độ lây lan nhanh trên phạm vi lan rộng đến 48 tỉnh thành làm cho hoạt động hàng không trong nước lao đao. Ngay tuần thứ 2 sau khi dịch bùng phát, hoạt động bay đã giảm 50% so với tuần trước đó, các tuần tiếp theo tiếp tục giảm thêm 10%.
Theo thống kê của VATM, sản lượng điều hành bay liên tục có sự sụt giảm mạnh. Chỉ tính riêng sản lượng tuần thứ 2 của tháng 5 đã giảm 50% so với tuần trước đó và sản lượng điều hành bay quá cảnh của 5 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt được từ 73-91% so với kế hoạch, do vậy doanh thu từ điều hành bay, các chỉ tiêu như doanh thu, nộp ngân sách, lương cán bộ công nhân viên Tổng công ty đều sụt giảm theo.
Sản lượng điều hành bay trong tháng 6 đầu năm 2021 ước đạt 178.365 lần chuyến, giảm gần 73.000 lần chuyến so với thực hiện của 6 tháng đầu năm 2020, chỉ bằng 71% so với thực hiện cùng kỳ năm 2020.
Dự kiến sản lượng điều hành bay cả năm 2021 chỉ bằng khoảng 67% so với thực hiện của năm 2020, tổng doanh thu năm 2021 dự kiến tiếp tục sụt giảm và chỉ bằng khoảng 76% so với thực hiện của năm 2020. Những con số ước tính này sẽ còn thấp hơn nữa nếu tình hình đại dịch kéo dài trong nhiều tháng tới.
Làn sóng Covid-19 lần thứ tư bùng phát từ ngày 27/4 đến nay với diễn biến phức tạp làm cho hoạt động hàng không trong nước lao đao. Ảnh: VATM. |
Bên cạnh đó, VATM cho biết, doanh thu của VATM còn bị ảnh hưởng do các hãng hàng không gặp khó khăn về tài chính dẫn tới khó khăn trong việc thanh toán tiền điều hành bay cho VATM.
Ngoài ra, việc Chính phủ áp dụng chính sách giảm giá điều hành bay đi, đến quốc nội bằng 50% mức giá quy định để giảm bớt khó khăn cho các hãng hàng không trong nước, làm tăng thêm khó khăn cho tình hình tài chính của VATM. Thực tế, mức thu giá điều hành bay đi, đến hiện nay không đủ bù đắp chi phí cung cấp dịch vụ mà VATM phải bỏ ra.
Tình hình tài chính khó khăn đã tác động nặng nề đến việc tích lũy và cân đối vốn cho đầu tư phát triển trong điều kiện Tổng công ty đang triển khai, thực hiện hàng loạt các dự án trọng điểm, quan trọng phục vụ trực tiếp nhiệm vụ điều hành bay và ưu tiên phải hoàn thành trong giai đoạn 5 năm 2021-2025 như dự án Các công trình phục vụ quản lý bay thuộc dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1; dự án Trung tâm Kiểm soát không lưu Hồ Chí Minh; dự án đầu tư các trạm Rada…
Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh, Tổng công ty đang triển khai thực hiện điều chỉnh lại kế hoạch nhằm đảm bảo các giải pháp điều hành sản xuất kinh doanh, bao gồm các giải pháp trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, trong lĩnh vực kế hoạch, đầu tư, tài chính, lao động - tiền lương...
Năm 2020, sản lượng điều hành bay của VATM chỉ đạt 423.466 lần chuyến bằng 43,52% so với thực hiện của năm 2019, trong đó sản lượng điều hành bay quá cảnh là hoạt động mang lại nguồn thu chính cho VATM chỉ đạt 141.917 lần chuyến. Chỉ tiêu doanh thu của VATM cũng bị sụt giảm tương ứng do sụt giảm về sản lượng. Doanh thu của VATM chỉ đạt 1.891 tỷ đồng, bằng 44% so với thực hiện của năm 2019. |