* Hội Nhà văn Việt Nam tặng 2.000 quyển sách cho trẻ em huyện Hồng Dân
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam phát biểu tại hội nghị công tác văn học khu vực ĐBSCL tổ chức tại Bạc Liêu. Ảnh: N.Q
Chiều 11/5,ộinghịcngtcvănhọckhuvựcĐồngbằngsngCửgiờ đá banh hôm nay Hội nghị công tác văn học khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã diễn ra tại Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật (VH-NT) tỉnh Bạc Liêu. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; nhà văn Nguyễn Bình Phương - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cùng nhiều nhà văn, nhà thơ thuộc các Hội VH-NT khu vực ĐBSCL cùng tham dự hội nghị.
Tại hội nghị, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã thông báo về tình hình hoạt động cơ bản của Hội Nhà văn Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ (2020 - 2025). Hơn 2 năm qua, do ảnh hưởng đại dịch COVID-19, việc gặp gỡ giao lưu, triển khai các hội nghị ở các khu vực, tỉnh còn ít; tuy vậy việc kết nạp và duy trì hoạt động của Hội vẫn đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điểm mới là lần đầu tiên, Ban Chấp hành Hội đã tổ chức Giải thưởng văn học cho tác giả trẻ (năm 2022 đã trao giải thưởng cho các tác giả), mở cuộc vận động viết cho thiếu nhi, mở “Dự án sách miễn phí cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa và dân tộc miền núi”... Đây là những việc làm mang tính đột phá, làm cho vai trò của Hội Nhà văn ngày càng rõ ràng hơn...
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (giữa) và nhà thơ Trần Đăng Khoa - Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (bìa phải) tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh. Ảnh: N.Q
Trong thời gian tới, Hội tiếp tục xét các giải thưởng, xét việc kết nạp hội viên đối với những ngòi bút có trách nhiệm, xứng đáng đứng vào hàng ngũ các nhà văn, nhà thơ Việt Nam; ngăn chặn những gì phi văn chương vào Hội Nhà văn Việt Nam, bởi trong nhiệm vụ phục dựng lại đúng ví trí, vai trò, trách nhiệm xã hội của Hội thì việc kết nạp hội viên là rất quan trọng.
Theo nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, các cuộc thi văn học nói chung, khu vực ĐBSCL nói riêng, chưa chọn được tác phẩm có sức thuyết phục đối với bạn đọc, kể cả các đồng nghiệp một phần do sự tiếp nhận tác phẩm văn học của độc giả còn phức tạp, nhiều chiều hướng. Quan điểm của Hội là phải chọn tác phẩm có nội dung khẳng định, bảo vệ được những giá trị văn hóa mang tính truyền thống, bền vững; ủng hộ những sáng tạo mới được dư luận đánh giá tương đối tốt...
Đối với phong trào văn học ở khu vực ĐBSCL, nhà thơ nhận định phong trào văn học khu vực này còn nhiều khó khăn, từ đó Hội chủ trương sẽ đầu tư 100% cho khu vực này, ít nhất là trong năm nay. Việc chuyển dịch đầu tư cho văn học ĐBSCL nhằm đánh thức và lan tỏa phong trào nơi đây.
Việc tổ chức hội nghị công tác khu vực ĐBSCL lần này là cơ sở để Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tổng kết công tác văn học nửa nhiệm kỳ 2020 - 2025 và hội thảo “Văn học Việt Nam sau 50 năm thống nhất đất nước”.
Thường trực Hội Nhà văn Việt Nam trao sách thiếu nhi cho huyện Hồng Dân. Ảnh: N.Q
*Trước đó, sáng cùng ngày, Đoàn cán bộ Hội Nhà văn Việt Nam đã có chuyến tham quan Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Căn cứ Cái Chanh (ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân). Cùng tham gia với đoàn có lãnh đạo Huyện ủy - HĐND - UBND huyện Hồng Dân.
Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Phó Chủ tịch UBND huyện Hồng Dân đã thông tin vắn tắt về lịch sử và tình hình phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương đến với đoàn công tác Hội Nhà văn Việt Nam.
Tại đây, đoàn đã tặng 2.000 bản sách là những tác phẩm văn học tiêu biểu viết cho thiếu nhi trong chương trình “Dự án sách miễn phí cho các em thiếu nhi vùng sâu, vùng xa và dân tộc miền núi” cho các học sinh tiểu học trên địa bàn huyện. Việc tặng sách cho học sinh, trẻ em vùng sâu, vùng xa là chủ trương của Hội Nhà văn Việt Nam được triển khai trên phạm vi cả nước với ý nghĩa duy trì và phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ.
C.T-N.Q