Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H. |
TheậtBảnvươnlênvịtrídẫnđầuxuấtkhẩuthủysảsoi keo inter milano thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tính đến nửa tháng 12/2019, tổng giá trị XK thủy sản sang thị trường Nhật Bản đạt 1,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Với giá trị như hiện tại, Nhật Bản đang tạm là thị trường XK lớn nhất của doanh nghiệp thủy sản Việt Nam (so với vị trí thứ 3 vào năm 2018). Năm nay cũng là năm đầu tiên Nhật Bản bước vào top 10 thị trường XK thị trường lớn nhất của cá tra Việt Nam.
Năm 2019, giá cá tra- mặt hàng XK chủ lực, từ 34.000 đồng/kg (tháng 2/2019) đã rơi xuống mức 19.000 - 21.000 đồng/kg (tháng 12/2019). Giá cá nguyên liệu giảm là một trong những lý do khiến giá XK giảm và tổng giá trị XK tại các thị trường giảm.
Trái ngược hẳn với niềm hi vọng về việc tận dụng cơ hội từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài sẽ giúp cá tra Việt Nam đẩy mạnh hơn sang thị trường Mỹ. Cho tới nửa đầu tháng 12/2019, giá trị XK cá tra sang Mỹ đạt 270,5 triệu USD, giảm 48,5% so với cùng kỳ năm trước. Khoảng cách giữa giá trị XK cá tra sang thị trường Mỹ và thị trường XK lớn nhất là Trung Quốc - Hồng Kông đang lớn dần. Cho tới thời điểm này, giá trị XK cá tra sang Mỹ chỉ bằng một nửa so với sang Trung Quốc - Hồng Kông.
Với sự sụt giảm của 2 mặt hàng XK chủ lực là cá tra và tôm, năm 2019, XK thủy sản của cả nước ước đạt trên 8,6 tỷ USD, giảm 2,3% so với năm 2018. Trong nhóm các sản phẩm chủ lực, chỉ có cá ngừ duy trì tăng trưởng dương gần 12%, các mặt hàng khác đều giảm: tôm giảm gần 5%, cá tra giảm gần 12%, mực, bạch tuộc giảm 13%. Ngoài ra, XK sản phẩm từ các loại cá khác cũng tăng tương đối với mức 15%, góp phần hạn chế sụt giảm kim ngạch do tôm, cá tra và mực, bạch tuộc.