Ngân hàng và nhóm Vingroup đỡ chỉ số Phiên giao dịch hôm nay chứng kiến nhóm cổ phiếu Vingroup nổi lên thay thế dầu khí. Thực ra vẫn có nhiều mã dầu khí phục hồi tăng,ếutrụmạgiao hữu câu lạc bộ quốc tế nhưng GAS không nằm trong số đó. GAS đóng cửa chỉ ở mức tham chiếu do bị chốt lời nhiều, dù trong phiên có lúc tăng 1,57%. GAS đã không còn lực tăng và VN-Index mất đi một trụ cột quan trọng. PLX vẫn tăng 1,15% nhưng vẫn chưa bằng mức giảm 1,69% hôm qua. Bù lại, nhóm VIC tăng 0,7%, VHM tăng 0,38%, VRE tăng 0,4%. Các mã này tuy tăng khá nhẹ, nhưng quy mô lại lớn nên cũng trở thành một lực đẩy quan trọng, đủ mạnh để thay thế GAS. Cổ phiếu ngân hàng phiên nà chỉ có VCB tăng 1,75% đạt 64.000 đồng và quay lại đỉnh cao cũ; CTG tăng 1,13% là mạnh. Còn lại TCB tăng 0,2%, VPB tăng 0,21%, BID giảm 0,43%, MBB giảm 0,88%, STB giảm 0,41%. Nhóm ngân hàng không đồng đều trong khi những cổ phiếu như VNM lại chỉ tăng 0,68%, VJC tăng 0,68%, SAB tăng 0,36%. Nhìn về số lượng cổ phiếu tăng thì khá nhiều, nhưng lại không có nhiều mã nổi bật. Vì thế VN-Index hôm nay chỉ tăng rất nhẹ 0,34%, chỉ tương đương hơn 3 điểm. Chỉ số của các blue-chips là VN30Index cũng tăng 0,33%. Thật ra mức tăng nhẹ ở các chỉ số là có phần may mắn. Hôm nay thị trường lại một lần nữa chứng kiến đợt chốt lời lớn trong buổi chiều tương tự 2 ngày trước. Cuối buổi sáng, đầu buổi chiều thị trường thường được kéo tăng khá tốt. Ở đỉnh cao nhất, hoạt động xả hàng bắt đầu xuất hiện và mạnh dần, đẩy thị trường đi xuống. Như hôm nay VN-Index từ đỉnh cao 995 điểm rơi thẳng xuống sát 990 điểm. Nếu không có sự vững vàng ở một số mã lớn như kể ở trên thì VN-Index có thể đã phải giảm điểm. Ví dụ VNM còn tăng 0,68% là nhờ nhà đầu tư nước ngoài mua đỡ về cuối phiên. Cổ phiếu này tăng 1,44% ngay ở đỉnh của thị trường. GAS cũng vậy, chỉ vài chục ngàn cổ phiếu nữa bán ra là giá giảm. Vượt đỉnh khó khăn Diễn biến thị trường 3 phiên cuối tuần về cơ bản là giống nhau, đều có các đợt bán ra mạnh khi chỉ số lên cao nhất. VN-Index hiện đang xấp xỉ đỉnh cao cũ hồi tháng 8. Về lý thuyết các đỉnh của thị trường là nơi mà khối lượng cổ phiếu mắc kẹt nhiều nhất và mỗi khi giá quay lại, nhà đầu tư bị mắc kẹt có xu hướng bán ra để thoát lỗ. Điều đó có thể đang đúng trong bối cảnh hiện tại vì đợt tăng tháng 7 và tháng 8 vừa qua đưa VN-Index lên cao nhất 1.003 điểm nhưng thực chất điểm đóng cửa cao nhất chỉ là 998 điểm. Thời điểm chỉ số vọt lên trên 1.000 điểm sau đó bị xả hàng lớn rồi quay đầu giảm. Hôm nay VN-Index cũng đã có lúc lên tới 995 điểm, tức là so với đỉnh không chênh lệch bao nhiêu. Mặt khác, tuần tới sẽ là các phiên tái cơ cấu của cả hai quỹ ETF dồn vào. Hiện chưa biết quỹ VNM sẽ bán ra bao nhiêu, nhưng quỹ FTSE sẽ bán ở tất cả các cổ phiếu đang có để dồn tiền sang mua VHM và GEX. Nếu quỹ VNM cũng thêm vào VHM thì cũng sẽ bán ra rất nhiều cổ phiếu đang có. Với hàng chục blue-chips sẽ bị bán bớt, dự kiến áp lực lên những cổ phiếu này là không nhỏ. Điểm lợi là sẽ có một lượng cung cổ phiếu rất lớn trong tuần sau và nhà đầu tư muốn mua thì rất dễ dàng. Do đó việc chốt lời ở thời điểm hiện tại sau đó mua lại trong tuần sau là chiến lược được ưa chuộng. Nếu tính theo điểm giá cao nhất của VN-Index thì hôm nay là ngày mà chỉ số lên cao nhất trong tuần, ở 995 điểm. Sau đó chỉ số lại rơi xuống 991 điểm. Nỗ lực vượt đỉnh đã không thành công vì thiếu đi sự hiệp đồng tăng giá ở nhóm cổ phiếu lớn. Blue-chips bị chốt lời nhiều hơn, ngăn cản đà tăng giá thì VN-Index cũng không thể tăng tương ứng.
Khánh Nhi |