Thực hiện Nghị định số 42/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý,ỗtrợtrồnglúahơnnghìntỷđồtỷ lệ đặt cược sử dụng đất trồng lúa, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 205/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ để bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Theo đó, đối tượng, điều kiện hưởng hỗ trợ là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất lúa trên diện tích đất nằm trong quy hoạch đất trồng lúa. Hàng năm ngân sách Nhà nước hỗ trợ người sản xuất lúa từ nguồn kinh phí chi thường xuyên mức: Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước. Hỗ trợ 100.000 đồng/ha/năm cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất lúa trên đất lúa khác trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa. Người sản xuất lúa sử dụng kinh phí được hỗ trợ để phát triển sản xuất lúa có hiệu quả (ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất mới; đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lúa, góp phần xây dựng nông thôn mới. Như vậy, trong 3 năm 2011-2013 ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ người sản lúa tổng số tiền là 11.082,6 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2011, tổng kinh phí hỗ trợ là 2.589 tỷ đồng từ nguồn cân đối ngân sách địa phương; Năm 2012 là 4.246,8 tỷ đồng, trong đó ngân sách địa phương là 2.589 tỷ đồng, kinh phí bổ sung là 1.657,8 tỷ đồng. Năm 2013, số kinh phí đầu tư tương đương như năm 2012. Cùng với đó, chính sách miễn thủy lợi phí cũng được triển khai nhằm hỗ trợ sản xuất lúa. Theo thống kê, trong 3 năm 2011-2013 đã cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí với tổng kinh phí là 13.143 tỷ đồng. Theo quy điịnh, Nhà nước thực hiện miễn toàn bộ thủy lợi phí đối với đối tượng sau: Toàn bộ diện tích đất nông nghiệp phục vụ nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm; diện tích đất làm muối; Diện tích đất trồng cây hàng năm có ít nhất một vụ lúa trong năm bao gồm đất có quy hoạch, kế hoạch trồng ít nhất một vụ lúa trong năm hoặc diện tích đất có quy hoạch, kế hoạch trồng cây hàng năm nhưng thực tế có trồng ít nhất một vụ lúa trong năm. Căn cứ vào diện tích, biện pháp tưới tiêu và mức thu thủy lợi phí do UBND các tỉnh quy định, trên cơ sở dự toán của các tỉnh, Bộ Tài chính đã cấp bù kinh phí miễn thủy lợi phí cho các địa phương để thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu đáp ứng nhu cầu sản xuất của bà con nông dân. Mức kinh phí trong 3 năm 2011-2013 lần lượt từng năm là: 4.063 tỷ đồng; 4.063 tỷ đồng; 5.037 tỷ đồng. Như vậy, trong thời gian qua, hàng loạt các chính sách khác hỗ trợ sản xuất lúa như: Hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm; miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; chính sách phí, thuế; chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn... đã góp phần tích cực nhằm giữ hơn 3,8 triệu ha lúa nước và tạo điều kiện cho người nông dân có lãi từ trồng lúa. Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất lúa, Bộ Tài chính kiến nghị trong thời gian tới một số giải pháp như: Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ cho người sản xuất lúa; Đề nghị UBND tỉnh đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, sản xuất sản phẩm theo nhu cầu thị trường, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để giảm giá thành lúa... |