当前位置:首页 > La liga

【m.lich thi dau】Nỗ lực xóa điện câu đuôi

Theỗlựcxađiệncuđm.lich thi dauo kế hoạch, trong năm 2018 này, Công ty Điện lực Hậu Giang sẽ thực hiện dự án xóa điện câu phụ (câu đuôi). Hàng ngàn hộ dân từ chỗ phải sử dụng điện câu đuôi với giá cao; lo lắng về an toàn điện... sẽ được sử dụng điện an toàn, theo giá chung của Nhà nước.

Đồng hồ được lắp chằng chịt tại nhà ông Lê Út Nhỏ.

Còn nhớ hôm cùng nhân viên Điện lực Ngã Bảy xuống khảo sát để kéo lưới điện thuộc địa bàn ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp (đơn vị quản lý bán điện tại địa bàn xã Tân Long), chúng tôi vẫn còn nhớ nét rạng ngời của người dân nơi đây. Mặc dù không còn lạ lẫm với ánh điện, vì đã tự kéo điện về sử dụng gần 3 năm nay, nhưng khi hay tin ngành điện xuống khảo sát, gia đình ông Lê Út Nhỏ và hàng chục hộ dân ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, vô cùng phấn khởi.

Ông Lê Út Nhỏ thông tin, do bị ảnh hưởng dự án chợ Tân Long nên hơn 2 năm nay, gia đình ông đã chuyển về khu đất nhà để sinh sống. Tuy nhiên, do khu vực này chưa được đầu tư lưới điện quốc gia, do đó để có điện sử dụng, hàng chục hộ dân nơi đây phải kéo điện từ công tơ của các hộ dân thuộc địa bàn xã Đông Phước, huyện Châu Thành. Ông Út Nhỏ chia sẻ: “Gia đình ở gần nhất nên các đồng hồ được câu từ công tơ tổng đều đặt tại nhà tôi, sau đó chia cho các hộ khác sử dụng. Do là hộ chính nên mỗi tháng gia đình cũng chỉ trả 3.000 đồng/kWh; còn những gia đình ở xa, vừa phải đầu tư đường dây dài vừa phải chịu thất thoát, hàng tháng mỗi hộ trung bình trả tiền điện lên tới 4.000 đồng/kWh. Đó là chưa kể chi phí ban đầu mà gia đình tôi phải tự bỏ ra để kéo điện về”.

Theo ông Út Nhỏ, dù phải trả tiền điện khá cao, thế nhưng nguồn điện sử dụng không được ổn định. Vào những giờ cao điểm thì nguồn điện chập chờn không sử dụng được. Bao nhiêu năm phải câu đuôi điện từ gia đình người khác, do đó hầu hết người dân nơi đây rất mong dự án này sớm hoàn thành để được sử dụng điện theo giá quy định của Nhà nước, tiết giảm chi phí cho gia đình.

Còn bà Lê Ngọc Dung, ở ấp Thạnh Lợi A1, xã Tân Long, cho hay: “Miễn mà lưới điện kéo ngang nhà là tôi sẽ mua ngay tủ lạnh, máy giặt để sử dụng. Chứ hồi trước, gia đình chỉ dám xài ti vi mà nguồn điện thất thường lắm. Vậy mà mỗi tháng, tôi phải trả với giá điện khoảng 3.500 đồng/kWh”.

Theo bà Dung, do đa số người dân phải kéo điện câu đuôi từ đồng hồ tổng, vì thế bà cũng như các hộ dân khác phải tận dụng các loại cột gỗ, cành cây… để dẫn điện về nhà tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, nhất là vào mùa mưa bão như hiện nay. Vì thế, khi được đầu tư lưới điện thì việc sử dụng điện sẽ an toàn hơn trước rất nhiều.

Ông Nguyễn Vũ Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Long, cho biết: Khó khăn lớn nhất trong việc đưa điện lưới quốc gia về vùng sâu, vùng xa là nguồn vốn đầu tư. Do những hộ dân chưa có điện đều ở rất xa trung tâm, giao thông đi lại khó khăn nên suất đầu tư cho hộ dân rất lớn. Vì thế, trên địa bàn xã vẫn còn khá nhiều hộ phải sử dụng điện câu đuôi gây mất an toàn. Nếu dự án này hoàn thành sẽ góp phần giảm tỷ lệ hộ dân phải sử dụng điện theo hình thức câu phụ trên địa bàn xã.

Ông Nguyễn Viết Thọ, Giám đốc Công ty Điện lực Hậu Giang, cho biết: Với mục tiêu cung cấp điện cho người dân được an toàn, ngành điện bán điện trực tiếp cho người dân, đảm bảo quyền lợi cho người dân được mua điện đúng giá Nhà nước quy định. Năm 2018, Công ty Điện lực Hậu Giang được Tổng Công ty Điện lực miền Nam phân bổ nguồn vốn thực hiện dự án xóa điện câu phụ, với tổng chi phí khoảng 5,8 tỉ đồng, tập trung đầu tư lưới điện tại địa bàn huyện Phụng Hiệp, các địa phương khác không đầu tư lưới điện mà chỉ đầu tư nhánh rẽ. Dự án này khi hoàn thành sẽ cấp điện cho hơn 1.300 hộ dân đang sử dụng điện câu đuôi. Hiện tại, ngành điện đang tiến hành khảo sát, thực hiện thủ tục đầu tư, theo kế hoạch dự án sẽ hoàn thành phục vụ người dân trong tháng 9 tới.

Bài, ảnh: THANH THÚY

分享到: