Giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc đã ghi nhận mảnh đất Phú Riềng là một địa chỉ đỏ,ứngđaacutengvớitruyềnthốngPhuacuteRiềngĐỏđội hình athletic bilbao gặp real sociedad một nét son với sự ra đời của Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng đầu tiên ở miền Đông Nam bộ ngày 28-10-1929. Phong trào cách mạng kiên cường, anh dũng của hơn 5.000 công nhân đồn điền cao su Phú Riềng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã nổi dậy, đấu tranh chống lại chế độ áp bức của thực dân Pháp, đòi tự do cơm áo, đòi dân sinh dân chủ. Cũng vì vậy, 28-10 đã trở thành ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công cuộc cách mạng của đất nước bắt đầu chuyển sang giai đoạn mới. Trên mảnh đất Phú Riềng lịch sử năm xưa, Công ty cao su Phú Riềng chính thức được thành lập ngày 6-9-1978 theo Quyết định số 318/NN-TCQĐ của Bộ Nông nghiệp nhằm thực hiện hiệp định giữa 2 chính phủ Việt Nam và Liên Xô về “Hợp tác sản xuất và chế biến cao su thiên nhiên với quy mô 50.000 ha trong thời kỳ 5 năm từ 1980-1984”. Đây là công trình trọng điểm của Nhà nước, có ý nghĩa hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, quan hệ quốc tế. Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tham quan các sản phẩm chế biến từ gỗ và mủ cao su trưng bày tại lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Chi bộ Đông Dương Cộng sản Đảng ở Phú Riềng và Ngày truyền thống ngành cao su Việt Nam - Ảnh: Minh Luận Kế thừa và phát huy truyền thống Phú Riềng Đỏ anh hùng, Cao su Phú Riềng đã viết tiếp trang sử vàng 90 năm lịch sử hình thành và phát triển của giai cấp công nhân cao su Việt Nam. Hơn 41 năm qua, tập thể CBCNV-NLĐ công ty đã đồng tâm hiệp lực, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu không ngừng để hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế, xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó. Hiện công ty đã trở thành một doanh nghiệp lớn, về quy mô đứng thứ 3 trong tập đoàn và xếp thứ nhất trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực trong việc sử dụng hiệu quả đất đai, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho nhân dân và đồng bào dân tộc thiểu số nơi đứng chân; giữ vững an ninh, chính trị, quốc phòng; chung tay cùng Nhà nước và các thành phần kinh tế khác thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Minh chứng rõ nét nhất là những năm gần đây giá mủ cao su chưa ổn định, tiêu thụ khó khăn, diễn biến thời tiết bất thường tác động làm sụt giảm đầu tư thâm canh vườn cây, nhưng công ty vẫn phấn đấu trong top đầu của tập đoàn. Đổi mới, sáng tạo và phát triển Đến nay, 100% công nhân trực tiếp sản xuất của công ty được đào tạo và đào tạo lại tay nghề, theo phân loại hằng năm có 90% loại giỏi, 10% loại khá, không còn công nhân tay nghề trung bình, yếu kém. Thông qua quy chế dân chủ cơ sở, các mối quan hệ được tôn trọng, thực hiện quyền bình đẳng và tự nguyện, tạo điều kiện để người lao động được thể hiện tài năng, trí tuệ, nguyện vọng đối với công ty, đơn vị cũng như trong xã hội. Đóng gói mủ thành phẩm ở Nhà máy chế biến Long Hà (Công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng) Đến nay, chất lượng mủ nguyên liệu duy trì ổn định ở mức cao, hàm lượng DRC bình quân đạt 33%, mủ nước loại 1 trên 99%. Chất lượng mủ thành phẩm tốt đã tạo thương hiệu cả trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu khách hàng. Năm qua, công ty tiêu thụ trên 37.300 tấn, giá bán bình quân hơn 32 triệu đồng/tấn, tổng doanh thu trên 1.530 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch; lợi nhuận trước thuế 346 tỷ đồng, đạt 106% kế hoạch và nộp ngân sách nhà nước trên 112 tỷ đồng, đạt 123% kế hoạch. Qua đó, ổn định đời sống và việc làm cho trên 6.000 CBCNV-NLĐ với thu nhập bình quân hơn 8,5 triệu đồng/người/tháng. Năm 2018, công ty khai thác trên 25.318 tấn mủ, đạt 103,5% kế hoạch tập đoàn giao, vượt hơn 818 tấn và về trước kế hoạch 10 ngày. Năng suất vườn cây bình quân trên 2,21 tấn/ha, duy trì năm thứ 12 liên tiếp trong Câu lạc bộ 2 tấn/ha của tập đoàn. 9 tháng năm 2019, sản lượng công ty khai thác được 14.645 tấn, đạt 64,2% kế hoạch tập đoàn giao, so với cùng kỳ năm 2018 cao hơn 2,9% về tỷ lệ kế hoạch phấn đấu. |
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh và bảo vệ môi trường, công ty luôn chú trọng đổi mới quy trình, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tích cực học hỏi, nghiên cứu và có nhiều sáng kiến áp dụng vào thực tế sản xuất. Điển hình là ứng dụng sản xuất bao bì, tem nhãn cho sản phẩm, quản lý sản phẩm bằng mã vạch đảm bảo chống được hàng gian, hàng giả. Nhờ đó, chất lượng chế biến của các nhà máy ổn định và nâng cao với 99,6% sản phẩm đạt TCVN, trong đó đạt tiêu chuẩn chất lượng cao 87,8%. Tỷ lệ chủng loại SVRCV50/60 ngày càng tăng. Ngoài áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2015 và ISO 14001-2015, công ty còn tham gia các cuộc thi lớn về chất lượng và giành nhiều giải thưởng quan trọng, như: “Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển”, “Hàng Việt Nam chất lượng cao và doanh nghiệp uy tín”, “Giải vàng chất lượng”, giải “Sao vàng Đất Việt” và “Sao vàng Đông Nam bộ”... Công ty còn ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý vườn cây, sản phẩm chế biến, xe vận chuyển mủ; cài đặt phần mềm kế toán đồng bộ trong toàn công ty; sử dụng phần mềm quản lý khám, chữa bệnh tại bệnh viện... Các phần mềm hoạt động tốt, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý, điều hành. Những yếu tố đó đã tạo lòng tin với khách hàng, uy tín thương hiệu Cao su Phú Riềng ngày càng được khẳng định trên thị trường trong và ngoài nước. Ông Lê Tiến Vượng, Tổng giám đốc công ty cho biết: Để xứng đáng với truyền thống lịch sử hào hùng, vẻ vang của quê hương Phú Riềng Đỏ anh hùng, thời gian tới, công ty tiếp tục thực hiện phương châm “Công nhân giàu - công ty mạnh”. Trong đó, tập trung thực hiện nhiệm vụ trồng, chăm sóc, khai thác và xuất khẩu cao su, nâng cao chất lượng vườn cây, chú trọng cơ cấu vườn cây hợp lý, đổi mới bộ giống cho năng suất cao. Đồng thời, nâng cao chất lượng sản phẩm, cơ cấu sản phẩm hợp lý, đáp ứng nhu cầu khách hàng; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực toàn diện, đảm bảo cả năng lực, trình độ, sức khỏe và tay nghề; chủ động ứng dụng khoa học, công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, bảo vệ và phát triển sản xuất thân thiện với môi trường... Đặc biệt, chú trọng đầu tư xây dựng có trọng điểm cơ sở hạ tầng, phục vụ đời sống và cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động và tăng cường sử dụng lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. L.P |