游客发表

【quả bóng đá ý】Hải Phòng báo cáo kết quả khai quật di tích bãi cọc Cao Quỳ

发帖时间:2025-01-10 01:10:20

TheảiPhòngbáocáokếtquảkhaiquậtditíchbãicọcCaoQuỳquả bóng đá ýo báo cáo sơ bộ của Viện khảo cổ học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tại hội nghị thì, trong quá trình đào đất trồng cau ở khu vực Mả Dài, thuộc cánh đồng Cao Quỳ (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên), anh Nguyễn Văn Triệu là nông dân xã Liên Khê đã phát hiện hai cây gỗ nằm cách bề mặt chừng 0,5-0,7m. Đồng thời, trước đó trong quá trình đào huyệt ở khu vực nghĩa địa, nằm về phía Bắc - Tây Bắc khu vườn cau, người dân cho biết có gặp phải những cọc gỗ lớn.

Ngày 16/10/2019, theo đề nghị của Bảo tàng Hải Phòng và Phòng VH&TT huyện Thủy Nguyên, Đoàn khảo sát do TS. Lê Thị Liên, Hội Khảo cổ học làm Trưởng đoàn về khảo sát hiện trường phát hiện cọc.

Ngày 01 và 02/11/2019, Đoàn khảo sát do TS.Nguyễn Gia Đối, Quyền Viện trưởng Viện Khảo cổ học làm Trưởng đoàn xuống hiện trường khảo sát lần 2, đợt khảo sát này phát hiện 9 đầu cọc. Kết quả giám định C14 cho niên đại 1270-1430 AD.

Dựa trên kết quả 2 lần khảo sát, ngày 15/11/2019, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố đã có Văn bản số 2355/SVH&TT-BTHP đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng khai quật di tích cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng.

Lãnh đạo thành phố và các nhà khoa học khảo sát tại khu di tích chiều ngày 20/12

Ngày 27/11/2019, Viện Khảo cổ học phối hợp với Bảo tàng Hải Phòng tiến hành khai quật bãi cọc cánh đồng Cao Quỳ. Kết quả khai quật 950m2, với 3 hố khai quật đã phát hiện 27 cọc gỗ được đóng thẳng đứng hoặc nghiêng trong khu vực chứa nhiều bùn lẫn cát mịn, mang tính chất địa tầng của trầm tích lòng sông và ven bờ. Các cọc có đường kính 26 - 46 cm, phân bố so le nhau, trên các cọc có mộng ngoàm dùng để buộc dây kéo. Kết quả giám định C14 cho thấy, các cọc gỗ này có niên đại thế kỷ 13 - 15. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học còn phát hiện 24 hố đất đen, phần lớn là các hố chôn cọc, cùng một số chứng tích sắt và đất sét.

Kết quả khai quật mở 3 hố với tổng diện tích 950m2 tại khu vực nghĩa địa Mả Dài, cánh đồng Cao Quỳ, các nhà khảo cổ đã phát hiện được 27 cọc.
Các cọc xuất lộ đã bị gãy phần đầu, gỗ màu đỏ sẫm, rắn chắc.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Văn Tùng, Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng cho biết, cùng với những kết quả nổi bật về phát triển kinh tế- xã hội, thành phố Hải Phòng rất vui mừng khi bãi cọc bằng gỗ đã phát tích tại cánh đồng Cao Quỳ, xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên. Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng của thành phố, bãi cọc có nhiều liên quan đến 3 cuộc chiến thắng oanh liệt trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử của cha ông ta, đó là: năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán; năm 981, Lê Đại Hành đại thắng quân Tống và năm 1288 Trần Hưng Đạo đại thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

“Khu vực bãi cọc Cao Quỳ, cùng với khu di tích Bạch Đằng Giang sẽ là một địa chỉ đỏ để giáo dục và hun đúc truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai sau. Hội nghị hôm nay cũng sẽ là cơ sở khoa học để giúp thành phố Hải Phòng triển khai các công việc tiếp theo để bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này”, ông Tùng khẳng định.

Trong khuôn khổ Hội nghị, các nhà khoa học đã cùng trao đổi, thảo luận, cung cấp các chứng cứ liên quan khẳng định giá trị quan trọng cần được bảo tồn của di tích.

Thành phố Hải Phòng và Viện Khảo cổ học tổ chức hội nghị báo cáo kết quả, khai quật bãi cọc Cao Quỳ.

Theo GS.TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng chức danh Giáo sư liên ngành Lịch sử - Khảo cổ - Dân tộc học, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia đánh giá, bãi cọc gỗ vừa được khai quật là một phát hiện cực kỳ quan trọng để giúp chúng ta có những nhận thức hết sức mới, thậm chí làm thay đổi nhận thức về chiến thắng Bạch Đằng năm 1288 của quân dân nhà Trần trước quân xâm lược Mông - Nguyên. Từ đó mở ra rất nhiều hướng nghiên cứu mới, trên cả phương diện về khảo cổ học, lịch sử quân sự và kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta. Đồng thời, giúp có thêm căn cứ khoa học để phát huy hơn nữa truyền thống Bạch Đằng mà thành phố Hải Phòng đã đề cao trong thời gian qua.

Kết luận Hội nghị, ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng khẳng định việc phát hiện khai quật bãi cọc Bạch Đằng tại xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên là việc làm vô cùng ý nghĩa, song việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích còn quan trọng và có ý nghĩa hơn nhiều. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền thành phố Hải Phòng trước lịch sử của dân tộc, và cũng là trách nhiệm với các thế hệ mai sau.

Ông Lê Văn Thành, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu tại hội nghị

Ông Thành cũng nhấn mạnh: “Thành phố cần xác định rõ đây là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ có ý nghĩa lịch sử đơn thuần mà còn có ý nghĩa giáo dục chính trị tư tưởng truyền thống rất to lớn cả trước mắt và lâu dài. Khi làm tốt sẽ góp phần tiếp thêm sức mạnh nội sinh để xây dựng và phát triển thành phố không chỉ vững mạnh về kinh tế xã hội, mà còn là điểm sáng trong phát huy, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa lịch sử hào hùng của dân tộc”.

    热门排行

    友情链接