【tỷ số bóng đá cúp anh】Xử lý hàng chục nghìn trường hợp vi phạm qua thương mại điện tử
Xử lý trên 30.000 gian hàng vi phạm
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 gia tăng,ửlýhàngchụcnghìntrườnghợpviphạmquathươngmạiđiệntửtỷ số bóng đá cúp anh nhu cầu về thiết bị y tế phòng dịch trên thị trường tăng đột biến khiến cho giá các mặt hàng như khẩu trang, găng tay, dung dịch chống khuẩn...bị đội lên cao ngất ngưởng. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, bên cạnh các cơ sở kinh doanh truyền thống thì môi trường thương mại điện tử chính là "mảnh đất" màu mỡ cho các hành vi kinh doanh trục lợi về giá cả, về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng…
Trao đổi với phóng viên TBTCO, ông Đặng Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) chia sẻ, đánh giá được nguy cơ lớn về việc đội giá các mặt hàng thiết bị y tế phòng dịch, hàng giả, hàng kém chất lượng...trong môi trường kinh doanh thương mại điện tử nên ngay từ đầu tháng 2, cục đã có văn bản đề nghị các website, sàn giao dịch thương mại điện tử kiểm tra, rà soát, gỡ bỏ các hành vi vi phạm như nâng giá hàng hóa, tăng giá vận chuyển, hàng không đảm bảo chất lượng...ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Mặt hàng khẩu trang kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử được kiểm soát chặt chẽ về giá cả, chất lượng. Ảnh: T.U |
Có thể thấy, trong thời gian qua, các sàn thương mại điện tử như shopee.vn, lazada.vn, tiki.vn, chotot.com, vatgia.com, fado.vn...đã tích cực phối hợp trong việc thường xuyên rà soát và thông báo tới người bán về việc không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường.
Theo thống kê, đến nay, các sàn đã rà soát tổng số gần 223,6 nghìn gian hàng và hơn 1 triệu sản phẩm, qua đó đã xử lý trên 30.000 gian hàng với gần 48.000 sản phẩm vi phạm. Trong đó, một số sàn điển hình như: shopee.vn đã chủ động rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm, hàng hóa đăng bán có mức giá cao bất thường so với giá thị trường liên quan đến khẩu trang, các mặt hàng thiết yếu trong công tác phòng dịch; đồng thời triển khai quy trình kiểm soát tự động bằng từ khóa đối với các hàng hóa đăng bán mới có liên quan.
Bên cạnh đó, Tiki tham gia bình ổn giá bán sản phẩm, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh mở rộng nguồn cung các sản phẩm khẩu trang với những đối tác, nhà cung ứng lớn. Kiểm soát thường xuyên giá bán sản phẩm, không để người bán lợi dụng tăng giá bán.
Trên lazada.vn đã chủ động gỡ bỏ các sản phẩm vi phạm do nâng giá bán, gửi email thông báo đến nhà bán hàng và yêu cầu người bán điều chỉnh giá bán phù hợp nếu không sẽ trừ điểm gian hàng hoặc đóng gian hàng.
Trên chotot.com đã rà soát và gỡ bỏ các sản phẩm đăng bán có mức giá cao bất thường so với giá thị trường; đồng thời triển khai quy trình kiểm soát tự động bằng từ khóa đối với các hàng hóa đăng bán mới có liên quan.
Tiếp tục siết chặt kiểm duyệt, ngăn chặn hành vi nâng giá, hàng giả, hàng nhái
Trước tình hình bệnh dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, mới đây, Bộ Công thương đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo ứng phó với dịch bệnh nhằm đảm bảo cung ứng hàng hóa, chống đầu cơ, găm hàng, tăng giá trục lợi… Đồng hành cùng chiến dịch này, Bộ Tài chính mới đây cũng đã đề xuất các mặt hàng y tế phòng chống dịch Covid-19 thuộc diện phải kê khai, kiểm soát giá.
Đặc biệt, trong Kế hoạch hành động ứng phó với tác động do dịch bệnh gây ra vừa được ban hành, Bộ Công thương đã yêu cầu các sàn thương mại điện tử, các chủ sở hữu website thương mại điện tử tiếp tục siết chặt kiểm duyệt, ngăn chặn và loại bỏ các sản phẩm hàng giả, hàng nhái và xử lý nghiêm đối với người bán cố tình nâng giá bán các hàng hóa như khẩu trang, nước rửa tay diệt khuẩn... để phục vụ phòng chống dịch bệnh.
Theo báo cáo ngày 19/2 của lực lượng Quản lý thị trường, hiện các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Tuy nhiên, do nguồn hàng cung cấp còn hạn chế dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là mặt hàng khẩu trang y tế. Trong ngày 19/02, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra, giám sát 134 cơ sở; xử lý 49 cơ sở với số tiền xử phạt hơn 83,6 triệu đồng, tạm giữ 47.222 chiếc khẩu trang. Cộng dồn từ ngày 31/01- 19/02/2020, tổng số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý là 4.726 vụ.
Đồng thời phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường rà soát, kiểm tra hoạt động của các website thương mại điện tử để phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, nâng giá các mặt hàng trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe phục vụ phòng, chống dịch bệnh; yêu cầu các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thương mại điện tử, các sàn thương mại điện tử kiểm duyệt, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi trên của người bán hàng.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bị gián đoạn, Bộ Công thương thực hiện tăng cường phối hợp với các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam triển khai các chương trình tiêu thụ hàng hoá tại thị trường nội địa thông qua các kênh thương mại điện tử; phát động phong trào tiêu dùng hàng hoá, nông sản Việt qua thương mại điện tử trên gian hàng Việt.
Bên cạnh đó, tích cực phối hợp mở thêm kênh phân phối mới cho doanh nghiệp thông qua lựa chọn hàng hoá phù hợp, đủ điều kiện và tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu để tổ chức xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
Trong thời gian tới, Bộ Công thương sẽ đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại điện tử, từng bước thay đổi thói quen mua bán hàng hóa của người Việt, tăng cường thanh toán không sử dụng tiền mặt. Mặt khác, tăng cường năng lực và các giải pháp, công cụ gia tăng hiệu quả quản lý thương mại điện tử; đảm bảo đẩy mạnh các hoạt động thương mại điện tử theo hướng lành mạnh bền vững, chú trọng xác định được nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... đảm bảo quản lý nhà nước và tạo niềm tin cho người tiêu dùng./.
Tố Uyên
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/293e798733.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。