您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【tin chuyển nhượng arsenal 24h】'Tôi muốn trở về, bảo vệ không gian mạng cho Việt Nam'

Cúp C296199人已围观

简介Bên lề chuỗi các sự kiện nằm trong chương trình “Kết nối Mạng lưới đổi mới ...

Bên lề chuỗi các sự kiện nằm trong chương trình “Kết nối Mạng lưới đổi mới sáng tạo” với chuyến thăm và làm việc Việt Nam của 100 nhà khoa học tri thức trẻ Việt Nam tài năng đang sinh sống làm việc ở ngoài,ôimuốntrởvềbảovệkhônggianmạngchoViệtin chuyển nhượng arsenal 24h chương trình Góc nhìn thẳng của VietNamNet có cuộc trò chuyện TS. Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập công ty Veramine, Seattle, Mỹ.

TS. Nguyễn Duy Lân từng có 9 năm làm việc tại Microsoft và sở hữu 9 bằng sáng chế về công nghệ bảo mật.

Nhà báo Phạm Huyền: Trở về Việt Nam và tham gia Mạng lưới kết nối đổi mới sáng tạo lần này, có điều gì khiến anh ấn tượng nhất?

TS. Nguyễn Duy Lân: Ấn tượng nhất có lẽ là một sự đón nhận, thay đổi chưa từng có của Chính phủ khi mời rất nhiều chuyên gia trên thế giới về tham dự cuộc gặp mặt và trao đổi này.

Những người tôi tiếp xúc, trò chuyện rất giỏi và xuất sắc. Tôi hy vọng đây sẽ là bước ngoặc quan trọng đưa Việt Nam phát triển lên tầm cao mới hơn rất nhiều.

Nhà báo Phạm Huyền: Mục tiêu của chương trình là thu hút nhân tài khắp nơi trên thế giới có thể trở về Việt Nam cống hiến. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy nghịch lý là rất nhiều tài năng của Việt Nam đi du học ở nước ngoài và sau đó ở lại nước ngoài làm việc, như anh chẳng hạn. Anh có thể lý giải về nghịch lý này?

TS. Nguyễn Duy Lân: Học không chỉ là ở trường đại học mà con đường học là liên tục và học nữa học mãi. Chúng tôi luôn muốn tìm một môi trường không chỉ để học mà còn để cống hiến được trong khả năng của mình. Ở những nước phát triển, môi trường để chúng tôi học tập và cống hiến rất tốt và tôi muốn dành thời gian học tập đầu tiên đó để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm.

Sau khi nghỉ ở Microsoft và thành lập công ty riêng, tôi cũng dành rất nhiều thời gian ở Việt Nam để tìm hiểu, sống cùng gia đình, bạn bè.

Nhà báo Phạm Huyền: Anh có thể chia sẻ một chút về cơ duyện đưa anh đến với Microsoft và gắn bó 9 năm?

TS. Nguyễn Duy Lân: Câu chuyện cũng đơn giản. Tôi nộp hồ sơ cá nhân lên trang tuyển dụng Microsoft. Sau khi phỏng vấn xong tôi nhận được lời mời làm việc.

Nhà báo Phạm Huyền: Có 9 năm làm việc tại Microsoft, anh phát hiện ra điều cốt lõi nào sẽ làm nên thành công của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, từ đó có thể cho chúng ta hy vọng về việc xây dựng cuộc CMCN 4.0 thành công?

TS. Nguyễn Duy Lân: Chắc là có nhiều yếu tố. Thứ nhất công ty khởi đầu phải có người sáng lập ra và họ là những người có khả năng xuất sắc trong việc hiểu được công nghệ để tạo ra sản phẩm và nhu cầu thị trường mà họ theo đuổi trong 5 đến 10 năm tới như thế nào.

Sau những bước đầu tiên đó, họ có những chiến lược hợp lý để làm cho công ty lớn mạnh, có những quyết định đầu tư hợp lý trong việc phát triển công ty, sau đó phải hiểu những vấn đề có thể xảy ra với công ty mình.

Ví dụ có thời kỳ công ty Blackberry nổi tiếng hàng đầu trên thế giới về công nghệ smatphone nhưng không ai nghĩ sau đó Apple đã vượt lên và xóa sổ Blackberry khỏi thị trường.

Nhà báo Phạm Huyền: Tôi cũng được nghe rất nhiều những chia sẻ của các doanh nghiệp cho rằng môi trường kinh doanh, thành lập doanh nghiệp Việt Nam thậm chí còn khó khăn hơn cả Singapore và ở Mỹ. Từ góc nhìn cá nhân, anh có thể chia sẻ sự khác nhau giữa môi trường kinh doanh đầu tư của Việt Nam và nước ngoài để các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo hoạt động thành công?

TS. Nguyễn Duy LânTôi nghĩ cơ hội  ở Việt Nam rất lớn. Một công ty Việt Nam khởi nghiệp có thể thành công dễ dàng hơn so với một công ty khởi nghiệp ở Mỹ bây giờ. Thị trường Việt Nam trong giai đoạn khởi đầu vần còn có nhiều công việc phải làm.

Bên cạnh đó thị trường cũng phụ thuộc vào sức mạnh của nền kinh tế. Những công ty khởi nghiệp ở Việt Nam không chỉ nghĩ rằng nó có thể thành công ở Việt Nam mà lan tỏa ra thị trường lớn hơn và cả thế giới.

Nhà báo Phạm Huyền: Rõ ràng để nền kinh tế Việt Nam phát triển thịnh vượng cần thu hút các nhân tài. Theo anh Chính phủ Việt Nam nên làm gì để thu hút nhân tài trong lĩnh vực Khoa học công nghệ, từ đó góp phần xây dựng CMCN 4.0 thành công?

TS. Nguyễn Duy Lân: Tôi nghĩ nếu Chính phủ giải quyết vấn đề này thì Việt Nam nhanh chóng thành một cường quốc trên thế giới. Bởi con người là nhân tố quan trọng, nhất là trong tương lai ngành công nghệ, con người tạo nên sản phẩm dịch vụ trong ngành công nghệ hay bất kỳ trong ngành nào.

Nếu có nguồn nhân lực tốt sẽ tạo ra sản phẩm tốt và những dịch vụ tốt hơn.

TS. Nguyễn Duy Lân, đồng sáng lập công ty Veramine, Seattle, Mỹ từng có 9 năm việc tại Microsoft.

Tags:

相关文章