Từ những điều bình dị 2024 là năm thứ 24 dheerenveen – ajax thạc sĩ Tạ Đình Tuấn tham gia giảng dạy tại Trung tâm Chính trị huyện Phú Riềng. Xác định bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là điều gì quá to lớn mà là những điều bình dị ngay từ cuộc sống, thế nên, dù bất cứ đâu, từ trên lớp học hay những buổi nói chuyện trong cuộc sống, anh đều cố gắng phân tích những cái đúng, cái sai để mọi người có thể hiểu và tham gia vào nhiệm vụ này một cách dễ nhất, hiệu quả nhất. Thạc sĩ Tạ Đình Tuấn chia sẻ: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nghe thì tưởng chừng “đao to búa lớn” nhưng thực ra là những điều ngay trong cuộc sống của mình. Chỉ cần mình sống, làm việc, nói những điều đúng với lẽ phải, bảo vệ lẽ phải và các quy định của Đảng và Nhà nước là đã thiết thực bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”. Thạc sĩ Tạ Ðình Tuấn trong giờ lên lớp tại Trung tâm Chính trị huyện Phú Riềng Với thạc sĩ Tuấn, làm tốt công tác giảng dạy cũng là thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Chính vì thế, ngoài việc làm dày thêm kiến thức thông qua đọc, nghiên cứu các văn bản, chỉ thị, anh thường xuyên có mặt ở các hội thi giảng dạy lý luận chính trị giỏi cấp tỉnh, khu vực để trau dồi thêm chuyên môn. Năm 2022, anh là giảng viên duy nhất của tỉnh Bình Phước đoạt giải khuyến khích hội thi “Giảng viên lý luận chính trị giỏi toàn quốc”. Đó chính là những bài học từ thực tiễn, giúp anh ngày càng làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. “Thông qua những hội thi như thế, tôi được bổ sung thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ đồng nghiệp, “cây cao bóng cả” trong lĩnh vực xây dựng Đảng. Từ đó có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất” - thầy Tuấn cho biết thêm. Với thạc sĩ Tạ Đình Tuấn, anh tham gia các hội thi giảng dạy lý luận để học thêm kinh nghiệm, tích lũy kiến thức từ đồng nghiệp Chị Nguyễn Thị Minh, đảng viên Chi bộ Khối đoàn thể chính trị - xã hội huyện Phú Riềng cho biết: Ngoài những buổi học ở lớp, các buổi chia sẻ của thầy Tuấn luôn mang đến đảng viên trẻ như chúng tôi nhiều kiến thức, đặc biệt là sát với thực tiễn. Những câu chuyện đó giúp cộng tác viên dư luận xã hội như tôi biết cách nắm bắt thông tin và có phương thức để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng đúng, hiệu quả. “4 dám” phải được trau chuốt, tự rèn Đối với chị Dư Thị Oanh, giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bình Phước, những kiến thức về chính trị, tư tưởng của Đảng tưởng chừng rất khó và khô khan, thế nhưng chị đã mềm hóa và truyền đạt một cách dễ hiểu đến các học viên. Anh Nguyễn Xuân Đạt, học viên khóa 141, lớp trung cấp lý luận chính trị chia sẻ: Tham gia khóa học giúp chúng tôi tiếp thu được rất nhiều kiến thức, từ lý luận đến thực tiễn. Những kiến thức mà giảng viên truyền đạt giúp chúng tôi có thể tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng linh hoạt và hiệu quả cao. Thạc sĩ Dư Thị Oanh đã mềm hóa và truyền đạt kiến thức về chính trị, tư tưởng Ðảng một cách dễ hiểu đến học viên Là giảng viên Trường Chính trị tỉnh, chị Oanh xác định “4 dám” phải được mỗi giảng viên tự trau chuốt, rèn luyện mỗi ngày. Hơn 10 năm gắn bó với công việc, chị càng xác định rõ trách nhiệm của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Bởi đó không chỉ là trách nhiệm của một cán bộ, đảng viên trường Đảng ở địa phương mà còn là trách nhiệm của một công dân với đất nước. Chị Oanh chia sẻ: Muốn thực hiện “4 dám” một cách hiệu quả, mỗi giảng viên phải có nền tảng kiến thức vững chắc. Và để có được điều đó thì phải học tập, rèn luyện và tu dưỡng. Bên cạnh giảng dạy, chị Oanh cũng dành nhiều thời gian nghiên cứu khoa học để có những bài viết sâu sắc về công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chị thường đầu tư công sức để đọc, nghiên cứu, từ đó tìm ra những luận cứ, luận chứng để bài viết vừa đúng quan điểm, chủ trương của Đảng vừa bảo đảm tính khách quan, thuyết phục và sát thực tiễn. “Tôi đọc nhiều tác phẩm của các tác giả đi trước và sau đó tự viết. Những bài viết cũng là tư liệu để sử dụng trong các bài giảng của mình sau này” - chị Oanh cho biết thêm. Để tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thạc sĩ Dư Thị Oanh xác định phải luôn tự rèn mỗi ngày, trong đó có việc tham gia các hội thi giảng dạy tại khu vực cũng như các cấp Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, ngăn chặn các quan điểm sai trái, thù địch là sự nghiệp vẻ vang nhưng cũng đầy khó khăn, phức tạp và thử thách. Điều này đòi hỏi phải có sự vào cuộc của toàn Đảng, toàn dân cũng như cả hệ thống chính trị - xã hội, trong đó vai trò đặc biệt quan trọng của đội ngũ giảng viên lý luận chính trị càng được khẳng định. Cũng từ đây đòi hỏi trách nhiệm, trình độ của người giảng viên ngày càng phải được nâng cao hơn. “Mỗi giảng viên giảng dạy lý luận chính trị với những kiến thức được đào tạo một cách bài bản luôn được coi là những người tiên phong trên mặt trận đấu tranh, phản bác, chống lại các quan điểm sai trái, thù địch. Với kiến thức đó, họ sẽ nhìn nhận vấn đề một cách sâu sắc và có những phương thức phù hợp để truyền đạt cũng như tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay” - thạc sĩ Nguyễn Thanh Thuyên, Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Bình Phước chia sẻ. Để trở thành một giảng viên trường Đảng, mỗi thầy, cô giáo phải hoàn thành lớp bồi dưỡng kiến thức chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm chắc lý luận, liên hệ thực tiễn sinh động là trọng trách rất đỗi thiêng liêng của mỗi giảng viên trường Đảng, để kiến thức không chỉ thấm sâu đến từng học viên mà còn lan tỏa trong quần chúng nhân dân và là tấm gương trong đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Chính vì thế, dù ở cương vị nào, các giảng viên đều luôn trau dồi bản lĩnh chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng để hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình. |