"Năm 2016, tỉnh Cà Mau chọn công tác cải cách hành chính (CCHC) làm khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Qua 9 tháng đầu năm, tỉnh đã thực hiện được 18/24 nhiệm vụ kế hoạch CCHC năm 2016 đề ra, đạt 75%", Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau Lê Quang Hảo cho biết."Năm 2016, tỉnh Cà Mau chọn công tác cải cách hành chính (CCHC) làm khâu đột phá trong thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh. Qua 9 tháng năm 2016, tỉnh đã thực hiện được 18/24 nhiệm vụ kế hoạch CCHC năm 2016 đề ra, đạt 75%", Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Cà Mau Lê Quang Hảo cho biết. Từ đầu năm đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành 122 quyết định công bố thủ tục hành chính (TTHC). Ngoài ra, Ban Quản lý dự án công trình xây dựng và Ban Quản lý dự án NN&PTNT đã công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết. Ðến nay, số TTHC đang còn hiệu lực tại các cấp trong tỉnh là 1.813 thủ tục. Trong đó, cấp tỉnh 1.377 thủ tục, cấp huyện 271 thủ tục, cấp xã 165 thủ tục. UBND tỉnh đã ban hành 3 quyết định, đơn giản hoá 31 thủ tục. Ðồng thời, thực hiện Kế hoạch cải cách TTHC của Chủ tịch UBND tỉnh về việc rà soát, thực hiện cắt giảm từ 20-30% thời gian giải quyết TTHC, đến nay có 29/29 đơn vị công bố cắt giảm thời gian giải quyết TTHC không liên thông; 17/29 đơn vị cắt giảm thời gian giải quyết TTHC liên thông; 3 đơn vị thực hiện rà soát, xác định 9 TTHC đơn giản giao cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tiếp nhận, giải quyết ngay nhằm tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại của cá nhân, tổ chức. Có 1.786/1.813 TTHC của tỉnh đã được đăng tải trên cơ sở dữ liệu quốc gia (còn 27 TTHC lĩnh vực doanh nghiệp cấp tỉnh có vướng mắc về hình thức công bố nên chưa đăng tải); trên Cổng thông tin điện tử tỉnh có 1.738 thủ tục được cung cấp trực tuyến ở mức độ 1 và 2; 70 thủ tục cung cấp trực tuyến ở mức độ 3; 5 thủ tục cung cấp trực tuyến mức độ 4; các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, xã thực hiện niêm yết công khai bộ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của đơn vị tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ bản đảm bảo theo quy định; tiếp nhận 38 phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, tất cả đều được xử lý, giải quyết kịp thời. Thực hiện tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, từ đầu năm đến nay, cấp tỉnh tiếp nhận 65.460 hồ sơ (giải quyết trước hạn 8.101, đúng hạn 57.035, trễ hạn 324 hồ sơ), đạt 99,5%; cấp huyện tiếp nhận 46.192 hồ sơ (giải quyết trước hạn 2.124, đúng hạn 42.667, trễ hạn 1.401 hồ sơ), đạt 96,97%; cấp xã tiếp nhận 283.564 hồ sơ (giải quyết trước hạn 29.752, đúng hạn 253.793, trễ hạn 19 hồ sơ), đạt 99,99%. Các trường hợp giải quyết trễ hạn do một số nguyên nhân như: hồ sơ phức tạp cần phải xác minh thực tế; thẩm tra hồ sơ trễ hoặc sai sót; yêu cầu người dân bổ sung hồ sơ; đơn vị phối hợp chậm thực hiện; do lỗi kỹ thuật in ấn; lãnh đạo cơ quan đi công tác; giải quyết trả kết quả trễ hạn... Qua kiểm tra, báo cáo, hầu hết các đơn vị có hồ sơ giải quyết trễ hạn chưa thực hiện việc xin lỗi tổ chức, cá nhân theo quy định. Riêng Sở Tư pháp, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện xin lỗi tổ chức, cá nhân đối với hồ sơ giải quyết trễ hẹn theo quy định. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước được các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện. Hiện có 12/29 đơn vị đạt 100% văn bản đi, đến và cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng phần mềm VIC; 22/29 đơn vị đăng tải tin tức, sự kiện, thông tin chỉ đạo, điều hành, lịch làm việc của lãnh đạo bảo đảm theo quy định; mở rộng thực hiện phần mềm “Một cửa, một cửa liên thông” cho 15 đơn vị (gồm 8 đơn vị cấp tỉnh, 3 đơn vị cấp huyện và 4 đơn vị cấp xã). Tuy nhiên, có 6/29 đơn vị có tỷ lệ xử lý văn bản đi hoặc đến, hoặc công chức thường xuyên sử dụng phần mềm VIC đạt dưới 90%; 3 đơn vị chưa thực hiện việc đăng tải đầy đủ các thông tin về chỉ đạo điều hành, lịch làm việc của lãnh đạo, cập nhật TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết trên trang thông tin điện tử. Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1384/QÐ-UBND ngày 11/8/2016 phê duyệt Ðề án xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016-2018. Theo đó, thiết lập hệ thống mô hình quản lý mới cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến tập trung và trực tuyến mức độ cao trên diện rộng phục vụ người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh kết quả đạt được trong công tác CCHC, còn một số sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và không ít đơn vị cấp xã thực hiện chưa tốt việc xây dựng kế hoạch CCHC; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và xin lỗi tổ chức, cá nhân khi giải quyết thủ tục hành chính trễ hạn. Tiến độ tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn chậm so với tiến độ (đến nay mới đạt 52,63%). Công tác rà soát, báo cáo hoặc trình cấp có thẩm quyền cắt giảm thời gian giải quyết TTHC liên thông tại một số đơn vị còn chậm. Nhiều cơ quan, đơn vị chưa tổ chức đối thoại với người dân, doanh nghiệp về TTHC theo đúng kế hoạch (2 lần/năm); việc lập danh mục TTHC đơn giản giao cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết ngay cho tổ chức, cá nhân chưa được các đơn vị phản ánh, báo cáo cụ thể; niêm yết TTHC tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả chưa bảo đảm việc thống nhất theo quy định, có một số đơn vị thực hiện còn hình thức… Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, TP Cà Mau rà soát lại việc thực hiện các kế hoạch CCHC, kiểm soát TTHC năm 2016 để chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Ðồng thời, đề nghị UBND huyện, TP Cà Mau thực hiện tốt việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật hiện hành; đặc biệt chỉ đạo thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền nhưng địa phương chưa triển khai thực hiện./. Hồng Phượng |