Tiết học tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) của lớp 5A4, Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn được khởi động bằng những tiếng vỗ tay trong bài hát tập thể. Lớp học rộng rãi với bàn ghế được xếp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh ngồi đối diện nhau. Sau khi cô giáo giới thiệu bài học mới, Chủ tịch Hội đồng tự quản chủ động đề ra nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành mục tiêu bài học, bằng cách bốc thăm và bắt đầu làm việc nhóm.
Tiết học tiếng Việt theo mô hình trường học mới (VNEN) của lớp 5A4, Trường Tiểu học 1, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn được khởi động bằng những tiếng vỗ tay trong bài hát tập thể. Lớp học rộng rãi với bàn ghế được xếp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh ngồi đối diện nhau. Sau khi cô giáo giới thiệu bài học mới, Chủ tịch Hội đồng tự quản chủ động đề ra nhiệm vụ cho các nhóm để hoàn thành mục tiêu bài học, bằng cách bốc thăm và bắt đầu làm việc nhóm.
Giờ học trở nên sôi nổi, tích cực với sự trao đổi, đưa ra ý kiến của thành viên mỗi nhóm. Chỉ đến khi “bí” quá, bạn nhóm trưởng mới phải báo hiệu cần sự trợ giúp của cô giáo... Cách học theo VNEN đã được triển khai thí điểm tại 14 trường tiểu học trong toàn tỉnh từ năm học 2012-2013 đến nay và đã phát huy hiệu quả tích cực. Chi tiết trong bài Mô hình trường học mới - Lấy học sinh làm trung tâm, trêntrang 3.
Giúp học sinh nghèo vơi bớt phần nào khó khăn trong học tập, để các em có thêm niềm tin, nghị lực viết tiếp ước mơ là những gì mà Quỹ học bổng 20/10 của Hội LHPN Trần Văn Thời đạt được trong những năm qua. Bằng hình thức đóng góp 1.500 đồng/người/năm, 3 năm qua, chị em phụ nữ trên địa bàn huyện Trần Văn Thời đã trao tặng tổng cộng 182 suất học bổng cho học sinh nghèo với tổng số tiền 91 triệu đồng. Ghi nhận trong bài Giúp học sinh nghèo thắp sáng ước mơ, trêntrang 6.
Vượt lên bom đạn chiến tranh, hy sinh, vất vả, các thế hệ thầy cô giáo và học sinh Trường Thiếu sinh quân Khu 9 vẫn miệt mài rèn luyện tri thức văn hoá, kiến thức quân sự, đạo đức làm người, tình yêu Tổ quốc và lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng. Đã 7 lần tổ chức họp mặt, nhưng đây là lần đông đủ nhất, xúc động nhất của các thế hệ thiếu sinh quân. Dù là ở thời kỳ kháng Pháp, đánh Mỹ hay trong thời kỳ hoà bình, tất cả đều dành cho nhau tình cảm của một đại gia đình. Những hình ảnh đầy xúc động của 67 năm ngày gặp lại được đăng tải trên trang 7.
Với diện tích hơn 292.000 ha nuôi tôm, trong đó có hơn 9.000 ha tôm công nghiệp, hằng năm, toàn tỉnh cần trên 15 tỷ con tôm giống. Từ năm 2013, tỉnh đã xây dựng và phê duyệt Ðề án “Nâng cao chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. Theo đánh giá của ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, qua gần 2 năm thực hiện, bước đầu đề án mang lại kết quả khả quan. Công tác lấy mẫu tôm giống xét nghiệm định kỳ tại các trại giống, khu sản xuất giống tập trung đối chứng với chất lượng cơ sở đã đăng ký được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Nỗ lực để sản xuất tôm giống sạch bệnh cho người dân, tỉnh cũng đang triển khai thực hiện phương án sản xuất giống tôm sú hạn chế nhiễm vi-rút gây bệnh còi trên địa bàn các huyện Ðầm Dơi, Phú Tân, Trần Văn Thời, Năm Căn và Ngọc Hiển. Mục tiêu tỉnh đề ra, đến năm 2020 có 800 trại sản xuất tôm giống hạn chế nhiễm vi-rút gây bệnh còi để bảo đảm cung cấp 80% tôm giống sạch cho người nuôi. Bài Nỗ lực loại bỏ tôm giống kém chất lượng, trêntrang 11.
Chi tiết, mời quý vị và các bạn tìm đọc trên Báo Cà Mau số ra hôm nay!./.