您现在的位置是:Cúp C2 >>正文

【lich thi dau giai phap】Lộc Ninh sốt giống dây tiêu

Cúp C23715人已围观

简介Xã Lộc An vốn nổi tiếng chuyên canh trồng tiêu ...

Xã Lộc An vốn nổi tiếng chuyên canh trồng tiêu. Chỉ trong 10 ngày đầu tháng 6,̣cNinhsocirćtgiocirćlich thi dau giai phap những hộ có giống dây tiêu ở đây đã bán hết nhưng hàng ngày vẫn có nhiều người lùng sục hỏi thăm mua.

Chị Nguyễn Thị Hiệp ở ấp 54, xã Lộc An ( Lộc Ninh) cho biết: Mới đầu mùa mưa gia đình chị đã đón hàng chục người từ Đắk Lắc, Đắk Nông đến hỏi thăm mua dây tiêu.

 

Vườn tiêu chuẩn bị xuống giống ở ấp 54, Lộc An

Chị Hiệp và nhiều hộ ở ấp 54 tiếc nuối vì chỉ bán giống tiêu với giá 250.000 đồng/tụ (mỗi tụ bình quân 10-15 dây), nhưng chỉ mấy ngày sau giá đã tăng lên 300.000 đồng/tụ giống tiêu Vĩnh Linh và 350.000 đồng/tụ với giống tiêu Trung.

Năm 2010, khi giá tiêu bắt đầu tăng, gia đình chị Hiệp trồng tiêu trở lại với 700 nọc. Mùa mưa năm 2011, chị cắt dây mở rộng thêm diện tích với 600 nọc nhưng vẫn dư giống, bán được 80 triệu đồng. Năm nay, tuy bán giống rẻ nhưng gia đình chị Hiệp vẫn thu được 150 triệu đồng/600 tụ tiêu trồng năm trước.

Anh Điểu An, Phó chủ tịch hội nông dân xã Lộc An lo lắng: Lộc An là xã có diện tích hồ tiêu lớn nhất tỉnh với hơn 750 ha. Từ năm 2011 đến nay, thị trường giống dây tiêu ở Lộc An trở nên sôi động, càng khuyến khích nông dân trồng tiêu bán giống năm đầu ở bất cứ diện tích đất trống nào.

Hiện nay, nọc gỗ (nọc lục) giá rất cao, 180 -200 ngàn đồng/nọc nhưng khan hiếm. Nếu có vốn đầu tư trồng bằng nọc gỗ lục thì mỗi tụ mất khoảng 350 ngàn đồng. 1 ha trồng 2.000 nọc tiêu, vốn đầu tư ban đầu lên tới 700 triệu đồng, chưa kể tiền đất, nhưng khi tiêu chết vẫn bán lại nọc gỗ để thu hồi vốn. Nếu trồng bằng nọc giả rồi thay dần bằng nọc sống thì đầu tư ban đầu là 100 - 120 ngàn đồng/tụ. Hiện nay, người trồng tiêu chủ yếu dùng nọc giả (nọc bằng gỗ tạp xẻ mỏng), sau đó thay dần bằng nọc sống cây keo hoặc vông.

Trồng tiêu bằng nọc sống giá thành thấp hơn nhưng cũng nhạy cảm với các bệnh lây từ nọc qua tiêu. Và nếu tiêu rớt giá trong thời điểm phân bón, công lao động tăng cao, nông dân không đủ sức đầu tư tái sản xuất thì vườn tiêu sẽ nhanh chóng trở thành hoang hóa, người trồng tiêu rơi vào cảnh nợ nần phá sản.

Anh Hoàng Sánh, Phó chủ tịch hội nông dân, khuyến nông viên xã Lộc Thiện băn khoăn: Năm 2011, giá tiêu tăng cao có thời điểm lên 170 ngàn đồng/kg tiêu đen. Hiện nay, giá tiêu đen nông dân Lộc Ninh bán được bình quân 135 ngàn đồng/kg, nhưng nếu so với giá bình quân của năm 2011 thì vẫn cao hơn 5-10 ngàn đồng/kg.

Năm 2011, các loại nông sản từ mỳ, cao su, điều… đều rớt giá và khó bán. Chỉ có giá hồ tiêu vẫn giữ mức cao.

Vì thế, thời gian qua xảy ra tình trạng nông dân phá loại cây khác, kể cả cao su mới trồng 2-3 năm tuổi, để trồng tiêu đã và đang xảy ra ở Lộc Ninh. Đây cũng chính là nguyên nhân đẩy giá giống dây tiêu tăng cao.

Điều đáng lo lắng hiện nay là ngành nông nghiệp vẫn chưa có quy hoạch khu vực nào trồng tiêu có hiệu quả nhất và loại nọc tiêu nào thích hợp với cây tiêu .

Anh Sánh cũng cho biết: Hiện nay, ở Lộc Ninh người đến mua dây tiêu nhiều nhất ở huyện Gia Nghĩa (Đắk Nông). Nông dân Gia Nghĩa mới bắt đầu trồng tiêu nhiều từ năm 2011. Ở Gia Nghĩa vẫn còn nhiều đất mới để trồng tiêu. Tuy nhiên, với một người nhiều kinh nghiệm thực tiễ, năng suất tiêu cũng thấp hơn nhiều so với ở Lộc Ninh hay Chu Sê (Gia Lai).

P. Hà

Tags:

相关文章