【nhận định benfica vs】Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức
作者:Cúp C2 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-26 04:44:30 评论数:
Bà Phạm Quế Anh - Chuyên gia Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức GIZ cho biết,ươngmạiđiệntửxuyênbiêngiớiCơhộivàtháchthứnhận định benfica vs giao dịch xuyên biến giới mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp như: Thị trường mở rộng ra ngoài biên giới quốc gia và số lượng khách hàng tăng lên, hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh; Chi phí kinh doanh giảm xuống, hiệu quả kinh tế tăng cao: không cần thuê trụ sở/ cửa hàng, hay hợp đồng theo giờ giấc cụ thể, có thể tận dụng công nghệ mới để nghiên cứu thị trường và thu thập thông tin về thị hiếu của người tiêu dùng,... Đồng thời, các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp cận thị trường cao hơn qua mô hình kinh doanh mới như kinh tế nền tảng (platform), hay kinh doanh trên mạng xã hội,…
Song song với đó cũng là nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, cụ thể là cạnh tranh khốc liệt hơn khi số lượng người tiêu dùng tăng lên nhưng đồng thời doanh nghiệp cũng phải cạnh tranh với đối thủ từ khắp nơi trên thế giới. Việc thiếu hiểu biết về khung pháp lý của các quốc gia khác hoặc luật pháp quốc tế có thể khiến doanh nghiệp gặp rắc rối, bị vướng vào các vụ kiện/ tranh chấp liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và lĩnh vực khác.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải vấn đề lừa đảo (trực tuyến), cạnh tranh không lành mạnh hay hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh trên thị trường của doanh nghiệp mạng siêu lớn…
Giao dịch xuyên biên giới mang đến nhiều cơ hội, thách thức cho doanh nghiệp. (Ảnh minh họa)
Ông Nguyễn Đức Trung - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: “Việc nắm bắt và cập nhật thông tin đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã xây dựng Cổng Thông tin doanh nghiệp trở thành hệ sinh thái số hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó tập trung vào mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp cận các xu hướng mới trên toàn cầu như kinh doanh có trách nhiệm, chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ 4.0,... cũng như cung cấp nền tảng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kết nối với nhau. Hơn nữa, việc kết nối doanh nghiệp với mạng lưới tư vấn viên chuyên nghiệp cũng được đẩy mạnh”.
Cổng thông tin doanh nghiệp (business.gov.vn) được đưa vào vận hành vào tháng 12 năm 2021 với mục tiêu giúp doanh nghiệp tiếp cận thông tin nhanh chóng và thuận tiện. Sau gần 3 năm hoạt động, Cổng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với thông tin về hơn 500 bài viết – tin tức, 208 báo cáo nghiên cứu thị trường, 150 tư vấn viên và 16 chương trình, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa của Trung ương và địa phương.
Với nội dung thông tin phong phú, cổng đã thu hút được hơn 500.000 lượt truy cập và gần 3.500 thành viên đăng ký làm thành viên chính thức. Cổng Thông tin Doanh nghiệp sẽ tiếp tục thường xuyên cập nhật thông tin, chính sách mới nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển bền vững.
Cổng Thông tin Doanh nghiệp được liên kết với cổng ASEAN Access, là nền tảng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực ASEAN kết nối với nhau và kết nối doanh nghiệp toàn cầu. Vì vậy, thông qua ASEAN Access, doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam có cơ hội để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho rằng, để có thể bán hàng thành công trên các nền tảng thương mại điện tử quốc tế, doanh nghiệp cần trang bị kiến thức, kỹ năng chuyển đổi số, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật trong công nghệ mà các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới đang áp dụng.
Đồng thời, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm trên không gian số sao cho phù hợp thị hiếu quốc tế và thuyết phục được người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau. Một lưu ý quan trọng là đừng bỏ qua việc khai thác, tận dụng lợi ích từ phần hỗ trợ, hạ tầng hậu cần cũng như công cụ, dịch vụ tiên tiến mà các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới cung cấp để nhanh chóng triển khai hoạt động xuất khẩu.
Thanh Tùng