【kết quả cup c2】Sẽ lấy rừng kinh tế "đổi" cho người dân khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu
(CMO) “Nhiệm vụ quan trọng trong điều chỉnh quy hoạch rừng lần này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, hạn chế rủi ro do thiên tai tác động trong điều kiện biến đổi khí hậu", đó là phát biểu của Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tại buổi thông qua điều chỉnh quy hoạch phát triển rừng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, diễn ra chiều 1/12.
Theo quy hoạch được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp của Cà Mau đến năm 2020 của 3 loại rừng là 160.120 ha.
Theo thống kê, đến hết năm 2016, diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh có khoảng 164.638 ha với 94.224 ha có rừng. Trong đó, đất rừng đặc dụng 24.406 ha (18.226 ha có rừng); đất rừng phòng hộ 36.526 ha (23.341 ha có rừng); đất rừng sản xuất 103.705 ha (có rừng 52.656 ha). Các loại đất rừng hiện nay do vườn quốc gia, ban quản lý rừng phòng hộ, hạt kiểm lâm, lực lượng vũ trang doanh nghiệp và hộ gia đình quản lý. Diện tích đất lâm phần trong các tổ chức Nhà nước đã khoán cho hộ gia đình khoảng 85.444 ha với trên 18.193 hộ.
“Xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: cháy rừng mùa khô (rừng tràm), tình trạng chặt phá cây rừng trái phép và ảnh hưởng của sạt lở ven biển do biến đổi khí hậu (BĐKH) diễn biến nhanh và phức tạp, chuyển mục đích sử dụng rừng và đất rừng… làm diện tích rừng trên địa bàn tỉnh giảm”, ông Trần Văn Thức, Phó giám đốc Sở NN&PTNT Cà Mau chia sẻ.
Cụ thể, rừng phòng hộ quy hoạch 26.994 ha, kết quả kiểm kê còn 24.857 ha, giảm 2.137 ha; rừng đặc dụng cũng giảm 372 ha, còn 24.403 ha so với quy hoạch. Riêng rừng sản xuất tăng 424 ha lên 61.190 ha so với quy hoạch 60.766 ha. Đặc biệt, theo quy hoạch đến năm 2020, tổng diện tích có rừng toàn tỉnh là 105.000 ha nhưng kết quả kiểm kê đến năm 2015 chỉ còn 92.284 ha, giảm 12.716 ha.
“Có một lý do khiến diện tích đất rừng giảm là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng nhanh hơn dự kiến”, ông Nguyễn Như Độ, Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết thêm. Trong giai đoạn 2011–2016 trên địa bàn các huyện đã có 240,96 ha chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng. Không dừng lại ở đó, theo kết quả tổng hợp nhu cầu sử dụng cho thấy, nhu cầu chuyển mục đích đất lâm nghiệp để phục vụ cho các công trình, dự án đầu tư giai đoạn 2017–2020 khoảng 808 ha. Trong đó, đất rừng đặc dụng là khoảng 41 ha, đất rừng phòng hộ 221 ha, đất rừng sản xuất 545 ha (đã có chủ trương và danh mục đầu tư).
Ngoài ra, chuyển đổi sản xuất từ đất trồng rừng sang nuôi thủy sản tập trung dự kiến khoảng 1.547 ha (chưa có dự án đầu tư). Cùng với đó là phần diện tích nhỏ lẻ đã giao cho hộ gia đình ở các khu vực rừng sản xuất, khu tái định cư không có khả năng trồng lại rừng trong thời gian tới, do vậy phải chuyển sản xuất khác khoảng 1.864 ha.
Trước sự thay đổi trên, việc điều chỉnh quy hoạch là cần thiết. Theo quy hoạch được điều chỉnh, diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2020 của 3 loại rừng là 160.120 ha. Cụ thể, đất rừng đặc dụng 24.170 ha, đất rừng phòng hộ 36.261 ha và đất rừng sản xuất 99.687 ha.
Để bảo vệ và phát triển bền vững các loại rừng theo quy hoạch, đợt điều lần này dự kiến sẽ bổ sung nhiều dự án, công trình so với quy hoạch trước. Theo ông Nguyễn Như Độ, để nâng cao năng lực PCCC rừng và phòng chống thiên tai phải đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, trang bị phương tiện, máy móc; tái cơ cấu ngành hàng gỗ, phát triển rừng trồng gỗ lớn; phát triển du lịch sinh thái dưới tán rừng; sắp xếp tổ chức sản xuất lâm nghiệp và tái định cư…
Ông Lý Hoàng Tiến, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển kiến nghị chuyển đổi diện tích đất lâm nghiệp khá lớn bởi nhiều nguyên nhân, trước tiên là phục vụ cho quy hoạch phát triển khu tôm công nghiệp công nghệ cao tập trung đã được phê duyệt. Đồng thời, đối với khu vực đất lâm nghiệp ven sông Cửa Lớn, nhiều đoạn dân đã xây dựng công trình cơ bản nên huyện kiến nghị chuyển đổi mục đích để dân ổn định lâu dài.
Riêng về các loại rừng, ông Trần Văn Hiếu, Giám đốc Công ty TNHH MTV lâm nghiệp U Minh Hạ nhận định, rừng sản xuất hiện nay trồng theo nhu cầu của thị trường, nếu quy hoạch cố định diện tích rừng tràm gỗ lớn đến năm 2030 là 1.300 ha là chưa phù hợp và khó thực hiện. Ông Hiếu lý giải thêm, do cây tràm hiện nay chủ yếu phục vụ làm cừ xây nhà, nếu trồng tràm gỗ lớn thì không mang lại hiệu quả kinh tế.
Theo ông Trần Ngọc Diệp, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Cà Mau, quy hoạch là để tạo tính chuyên nghiệp trong bảo vệ và phát triển rừng. Do đó trong quy hoạch phải có lộ trình xắp xếp cụ thể từng loại rừng sao cho có tính chuyên nghiệp hơn. Còn như hiện nay, trong tất cả các loại rừng, kể cả rừng phòng hộ rất xung yếu đều có người dân nhận khoán là không ổn. Ông Diệp lo ngại, như quy hoạch điều chỉnh lần này, từ diện tích đất giao khoán hiện trên 85.444 ha, đến năm 2030 giảm xuống còn 59.942 ha là điều vô cùng khó thực hiện nếu không có lộ trình cụ thể.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử nhận định, nhiệm vụ quan trọng trong điều chỉnh quy hoạch lần này nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế tác động của thiên tai do tác động của BĐKH. Do đó, số liệu quy hoạch các loại rừng và đất rừng cần được rà soát lại thật chính xác để công tác quản lý được thống nhất và đúng theo quy định. Đổi mới, nâng cao hiệu quả bộ máy quản lý bảo vệ rừng để thực hiện phát triển cho được 3 loại rừng theo quy hoạch. Theo đó, lấy diện tích rừng của hai công ty lâm nghiệp để giao lại cho người dân, nhất là người dân trong khu vực rừng phòng hộ rất xung yếu để trả lại đúng vai trò của 3 loại rừng. Ngoài ra, cần tìm thêm diện tích trồng rừng thay thế để trong quá trình thực hiện quy hoạch được linh động hơn, cũng như để tăng thêm diện tích rừng được chứng nhận.
Nguyễn Phú
(责任编辑:Cúp C1)
- 17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- Xổ số Vietlott: Thêm một tỷ phú Jackpot đến lĩnh hơn 10 tỷ đồng
- Giá vàng hôm nay ngày 28/2/2017 chốt buổi sáng vàng vội vàng giảm
- Tết Đinh Dậu: Người trồng hoa hai miền Nam
- Hình ảnh: Anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ 35 năm trước
- Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- Làm thế nào để biết smartphone có hỗ trợ mạng 4G hay không?
- Xe Ferrari bỏ hoang trong nhà kho 40 năm được rao bán hơn 34 tỷ
- Mua nhà, mua xe có thể sẽ không dùng tiền mặt
- Chuyên Gia AI
- Kon Tum đón nhận giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý sâm 'Ngọc Linh'
- Cây kiểng điêu khắc giá tiền triệu hút khách ở Sài Gòn
- Tỷ phú nghìn tỷ USD đầu tiên trên thế giới có thể là Bill Gates
-
Người trẻ Việt xài điện thoại 15 giờ mỗi tuần
Người trẻ tại VN có thói quen sử dụng điện thoại di động thường xuyên mỗi ngày - Ảnh: T.TrựcTheo kết ...[详细] -
Giá vàng hôm nay ngày 9/3/2017 mỗi ngày một giảm sâu
Giá vàng hôm nay ngày 9/3/2017 tiếp tục giảm, đây là phi&eci ...[详细] -
Rộ mốt sắm hài vải kiểu Hoa chơi Tết 2017
Hài vải kiểu Hoa thêu tay đang trở thành mặt hàng được săn đón bởi ...[详细] -
Lạ kỳ cá vàng to bằng quả bóng đá
Cá vàng trong môi trường hoang dã tại Australia có thể đạt kích thước lớn bằng quả bóng. Ảnh: Đại họ ...[详细] -
Chủ nhật hẹn hò: Thời điểm vàng giúp hội FA tăng vận đỏ
Hơn 10% lượt match và 20% tin nhắn tăng vọt so với thời điểm khác trong năm, đây ...[详细] -
Giải Jackpot ước tính 35 tỷ đồng sẽ tìm được chủ nhân chiều nay
Tại kì quay trước, xổ số Vietlott vẫn chưa tìm ra được chủ nhân của giải Jackpot ...[详细] -
Nữ CEO Vietjet trở thành nữ tỷ phú USD duy nhất của Đông Nam Á
Những thành công của Vietjet đã giúp bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CE ...[详细] -
Honda Air Blade xe tay ga bán chạy nhất của Honda
Kể từ khi xuất hiện tại thị trường Việt, Honda Air Blade luôn lọt top những chiếc xe bá ...[详细] -
Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia,dự báo thời tiếttrong t ...[详细] -
Những lời chúc Valentine ‘ngọt như kẹo’ dành cho nàng
Cô gái nào cũng thích sự lãng mạn, chỉ cần mộtlời chúc Vale ...[详细]
Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
Tin mới nhất vụ chủ khách sạn bị osin trộm mất 100 cây vàng ở Huế
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Khoản đầu tư 'cực sốc' 5 triệu USD dành cho startup về công nghệ
- Xổ số Vietlott: Hôm nay hai miền Nam Bắc chia nhau giải 12 tỷ
- Giá vàng hôm nay ngày 7/1/2017: Vàng lại tăng diễn biến khó lường
- Cái bẫy giăng sẵn của chiêu 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài
- Có nên mua hoa hồng sáp thơm làm quà tặng 20/10?
- Trường mầm non công lập thu cả tiền giấy vệ sinh, cắt tỉa cây cảnh