【soi kèo online】Chính quyền Trump 2.0 và trật tự kinh tế thế giới bị phân mảnh
Giáo sư về quan hệ quốc tế KM Seethi, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và mở rộng khoa học xã hội liên trường đại học (IUCSSRE), Đại học Mahatma Gandhi (MGU) mới đây cho rằng, sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào tháng 1/2025 hứa hẹn sẽ mang đến những thay đổi sâu sắc trong trật tự kinh tế toàn cầu. Với phương châm "Nước Mỹ trên hết" được tái khẳng định, chính quyền Mỹ mới dự báo sẽ tạo ra những chấn động lớn trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là với các đối tác thương mại chính.
Có thể nói lần này, khi quay trở lại vị trí lãnh đạo nước Mỹ, ông Trump phải đối mặt với một trật tự thế giới bất ổn và rạn nứt hơn so với trật tự mà ông đã rời nhiệm sở vào năm 2021. Xung đột toàn cầu, gián đoạn kinh tế và các liên minh thay đổi tạo ra một bối cảnh khó lường có thể khuếch đại tác động của các chính sách của ông theo những cách chưa từng có.
Làn sóng bảo hộ kinh tế
Bất chấp bối cảnh trên, trọng tâm trong chính sách kinh tế của ông Trump sắp tới vẫn là cam kết mạnh mẽ với chủ nghĩa bảo hộ, ưu tiên chủ quyền kinh tế quốc gia hơn là toàn cầu hóa và hợp tác đa phương. Ông dự kiến áp dụng mức thuế nhập khẩu cực cao, từ 10-20% cho hầu hết các mặt hàng, thậm chí lên tới 100% đối với một số sản phẩm từ Trung Quốc.
Cách tiếp cận này phản ánh Học thuyết Monroe trong việc khẳng định sự thống trị của Mỹ, nhưng khác về phạm vi, mở rộng chủ nghĩa bảo hộ vượt xa biên giới Mỹ. Không giống như trước đây nằm bảo vệ Tây Bán cầu khỏi ảnh hưởng của bên ngoài, chiến lược của ông Trump nhằm định hình lại thương mại toàn cầu để ưu tiên các lợi ích kinh tế của Mỹ trên toàn thế giới.
Những hàm ý đó là rất rõ ràng: giảm sự tham gia vào các tổ chức quốc tế, ưu tiên các thỏa thuận thương mại song phương và sẵn sàng rút khỏi các khuôn khổ đa phương. Đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mexico và Ấn Độ, các chính sách này hứa hẹn sẽ gây ra căng thẳng mới, có khả năng dẫn đến thuế quan trả đũa và xáo trộn các mối quan hệ thương mại.
Những tác động
Tác động của chính sách này sẽ rất sâu rộng. Trong nước, lập trường bảo hộ của ông Trump có thể làm hài lòng những người cảm thấy bị tụt hậu trong toàn cầu hóa. Tuy nhiên, nó gây ra rủi ro cho người tiêu dùng Mỹ, những người có khả năng sẽ phải chịu chi phí thuế quan cao hơn dưới hình thức giá cả tăng.
Những chi phí tăng này có thể làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng, do đó làm chậm tăng trưởng kinh tế, trong khi việc không có các hiệp định thương mại đa phương có thể tạo ra một môi trường không thể đoán trước cho các công ty Mỹ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Trên toàn cầu, xu hướng bảo hộ này có nguy cơ làm mất lòng các đồng minh lâu năm và có thể đẩy nhanh quá trình hình thành các khối kinh tế thay thế tìm cách tự tách biệt khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Cách tiếp cận chính sách đối ngoại của ông Trump thường dựa trên các mối quan hệ giao dịch, gạt bỏ các liên minh truyền thống sang một bên để ủng hộ các cuộc đàm phán trực tiếp và các thỏa thuận thực dụng.
Nhiệm kỳ đầu tiên của ông được đánh dấu bằng việc rút khỏi các thỏa thuận quan trọng, chẳng hạn như Hiệp định khí hậu Paris và thỏa thuận hạt nhân Iran (JCPOA), những động thái làm suy yếu sự hợp tác đa phương về các vấn đề quan trọng. Sự trở lại Nhà Trắng của ông lần này báo hiệu sự tiếp tục - và có khả năng là sự gia tăng - của xu hướng này.
Với NATO, ông Trump trước đây đã bày tỏ sự thất vọng về những gì ông coi là đóng góp không cân xứng của Mỹ cho liên minh. Có thể ông Trump sẽ giảm triển khai lực lượng, đóng cửa một số căn cứ hoặc cắt giảm hỗ trợ tài chính, viện dẫn các biện pháp này là cần thiết để giảm "gánh nặng" toàn cầu của Mỹ. Việc rút lui khỏi Hiệp định Khí hậu Paris một lần nữa sẽ được xem xét, tiếp tục thách thức các nỗ lực chung về ứng phó biến đổi khí hậu.
Việc rút lui khỏi các thỏa thuận khí hậu đa phương sẽ gây ra hậu quả sâu rộng, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhất trước tác động của khí hậu. Lập trường của ông Trump về chính sách môi trường không chỉ mang tính biểu tượng; nó đe dọa trực tiếp đến nguồn tài trợ quốc tế cho việc thích ứng với khí hậu, một nguồn lực thiết yếu cho các khu vực đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng tăng về môi trường do tình trạng nóng lên toàn cầu.
Tác động từ các chính sách của ông Trump vượt xa biên giới nước Mỹ, đặc biệt là tác động đến Nam toàn cầu, nơi các quốc gia đang phát triển phụ thuộc rất nhiều vào việc tiếp cận thị trường Mỹ. Đối với các quốc gia vốn được hưởng lợi từ thương mại mở với Mỹ, việc tăng thuế quan và chính sách bảo hộ của ông Trump đặt ra những thách thức ngay lập tức.
Các quốc gia ở Mỹ Latinh, Châu Phi và Đông Nam Á có thể phải đối mặt với việc hạn chế tiếp cận thị trường Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực như nông nghiệp, dệt may và công nghệ. Việc hạn chế tiếp cận này có thể buộc các nền kinh tế trên phải tìm kiếm các thị trường thay thế, có khả năng làm tăng sự phụ thuộc vào các cường quốc mới nổi như Trung Quốc và thúc đẩy các liên minh khu vực mới.
Hơn nữa, thái độ hoài nghi của ông Trump đối với các thể chế đa phương như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể tạo ra một môi trường thương mại toàn cầu ít thân thiện hơn. Các quốc gia đang phát triển phụ thuộc vào WTO để làm trung gian hòa giải các tranh chấp thương mại có thể thấy mình không có biện pháp hiệu quả nếu ảnh hưởng của tổ chức này giảm đi. Việc thiếu một khuôn khổ đa phương đáng tin cậy như vậy có thể làm tăng cạnh tranh kinh tế, vì các quốc gia buộc phải bảo vệ lợi ích của mình trong một môi trường ưu tiên lợi ích quốc gia hơn là thương mại hợp tác.
Việc ông Trump tập trung vào sự thống trị của đồng USD như một công cụ đòn bẩy kinh tế cũng có thể thúc đẩy các nỗ lực phi USD hóa trong các nền kinh tế mới nổi. Các mối đe dọa áp thuế đối với các quốc gia đang khám phá các loại tiền tệ thay thế của ông Trump được coi là nỗ lực duy trì sự thống trị toàn cầu của đồng USD.
Tuy nhiên, những nỗ lực này có thể phản tác dụng bằng cách đẩy nhanh phong trào giữa các quốc gia BRICS hướng tới các hệ thống tài chính độc lập. Nga và Trung Quốc đã bắt đầu các bước để giao dịch bằng các loại tiền tệ riêng và nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể củng cố xu hướng này, tạo ra một nền kinh tế toàn cầu bị phân mảnh, nơi các quốc gia ngày càng cảnh giác với các giao dịch bằng đô la Mỹ.
Trên cơ sở đó, các quốc gia lớn như Trung Quốc, Nga và Ấn Độ sẽ phải điều chỉnh chiến lược. Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình tự cung tự cấp và tăng cường các liên minh khu vực. Nga có thể tăng cường quan hệ với Trung Quốc và các nước BRICS, giảm phụ thuộc vào đồng USD. Ấn Độ sẽ phải cân nhắc giữa cơ hội và thách thức trong mối quan hệ với Mỹ.
Như vậy, nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump dự kiến sẽ củng cố một kịch bản kinh tế phân cực. Cách tiếp cận bảo hộ và thái độ hoài nghi của ông đối với các tổ chức đa phương thách thức nền tảng của trật tự kinh tế tự do, vốn dựa trên sự hợp tác và quản trị chung. Việc rút lui khỏi chủ nghĩa đa phương làm suy yếu các nỗ lực tạo ra khuôn khổ công bằng cho thương mại và phát triển quốc tế, có khả năng làm trầm trọng thêm bất bình đẳng toàn cầu.
Đối với các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là các nền kinh tế ở Nam toàn cầu, các chính sách của ông Trump có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế. Chi phí nợ tăng, khả năng tiếp cận thị trường Mỹ giảm và sự phụ thuộc ngày càng tăng vào các liên minh thay thế đe dọa đến tiến trình mà nhiều quốc gia đã đạt được trong những thập kỷ gần đây.
Bằng cách gạt sang một bên các thể chế quốc tế, các chính sách của ông Trump có thể đẩy nền kinh tế thế giới theo hướng phân mảnh hơn, nơi các mối quan hệ kinh tế ngày càng mang tính khu vực và ít gắn kết hơn trong một hệ thống thống nhất.
Để nền kinh tế thế giới ứng phó được trước áp lực của một nước Mỹ theo chủ nghĩa bảo hộ, các tổ chức đa phương phải thích ứng, tìm cách bảo vệ các nền kinh tế dễ bị tổn thương và duy trì các con đường hợp tác quốc tế. Sự hợp tác, thương mại công bằng và phát triển bền vững sẽ là chìa khóa để vượt qua những thách thức trong giai đoạn tới.
-
Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơiBài 1: Nhiều hệ lụy nếu tiếp tục chậm cổ phần hóa, thoái vốn DNNNViettel Telecom và khát vọng làm cuộc "cách mạng" thứ 2Grab, be, Gojek tung nhiều chương trình thưởng để giữ chân tài xếTruy bắt đối tượng cướp ngân hàng ở Tiền GiangNgắm mẫu iPhone 14 Pro màu lung linh, camera cực 'khủng'iOS 16 cho phép chuyển eSIM giữa các iPhone qua BluetoothInfineon và Đại học Bách khoa Hà Nội hợp tác thúc đẩy phát triển số hóaSập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tảiChưa hết năm, dư nợ tín dụng một số nhà băng đã gần chạm ngưỡng 30%
下一篇:Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Nâng cao hiệu quả đào tạo chương trình tích hợp và chương trình tiếng Anh toàn phần
- ·Công ty con của Google giới thiệu AI trí tuệ ngang con người
- ·Lãnh đạo cấp cao Microsoft xem “phim nóng” trước mặt nhân viên nữ
- ·Khủng hoảng lithium – cơn ác mộng đe doạ thổi bay giấc mơ nghìn tỷ USD của ngành xe điện toàn cầu
- ·Thêm hàng loạt vết nứt lớn xuất hiện ở huyện biên giới Tuy Đức
- ·Samsung mở bán Galaxy Z Flip3 5G phiên bản giới hạn
- ·TPHCM hỗ trợ các startup du lịch tăng tốc khởi nghiệp
- ·Người lao động và chủ sử dụng lao động phải “cùng thuyền chia sẻ"
- ·Tạm giữ tài xế giả danh quyền phó ban thời sự VTV vi phạm nồng độ cồn
- ·Chương trình chào mừng kỷ niệm 29 năm PV GAS
- ·Cách nhận diện hình thức lừa đảo qua app tín dụng đen
- ·Elon Musk tiếp tục “khẩu chiến” với Bill Gates trên Twitter
- ·Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
- ·Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là một trong những phụ nữ quyền lực nhất châu Á 2019
- ·Tỷ phú tiền mã hóa, CEO Binance
- ·Đề xuất ‘hồi sinh’ LUNA được thông qua
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·NCB: 9 tháng tăng trưởng ổn định
- ·Lấy lại mật khẩu định danh điện tử VNEID như thế nào
- ·Chuyện về những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31
- ·Samsung ra tai nghe không dây, không phụ thuộc điện thoại
- ·Bộ tiêu chí mới đánh giá chuyển đổi số của các bộ, tỉnh và quốc gia
- ·IFC hỗ trợ phát triển du lịch bền vững tại Việt Nam và Lào
- ·VCCI đề nghị cân nhắc một số quy định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng
- ·Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- ·Trang bị kiến thức, kỹ năng số cho trẻ em theo từng độ tuổi
- ·Dự báo 2025: Tác nhân AI mở ra kỷ nguyên mới
- ·Samsung công bố khoản đầu tư “khủng” nhất lịch sử
- ·Đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội
- ·Ứng dụng Be là nền tảng công nghệ mở của năm tại Việt Nam
- ·Chỉ đạo nóng vụ đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt
- ·Đánh đòn tâm lý với Chatbot để tăng trưởng doanh thu vượt trội
- ·Bill Gates giải thích lý do vì sao không đầu tư tiền số
- ·Đẩy mạnh đầu tư, doanh thu từ dịch vụ của OCB tăng trưởng 77%
- ·Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- ·'Đọc vị' những xu hướng điện toán đám mây sẽ phổ biến trong năm 2022