【nhận định soi kèo arsenal】Môi trường kinh doanh Việt Nam: Nút thắt vẫn là phương thức quản lý có vì doanh nghiệp hay không

作者:World Cup 来源:Nhà cái uy tín 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 10:44:26 评论数:

Tiếp tục bàn về Nghị quyết 19/2018

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vẫn phải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị quyết về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh năm 2018 (Nghị quyết 19-2018).

Đây là lần thứ năm sự cần thiết phải có một nghị quyết riêng về vấn đề này được đề xuất. “Những cải thiện môi trường kinh doanh,ôitrườngkinhdoanhViệtNamNútthắtvẫnlàphươngthứcquảnlýcóvìdoanhnghiệphaykhônhận định soi kèo arsenal cụ thể là cắt giảm thủ tục hành chính, rà soát, đơn giản điều kiện kinh doanh... dù đã được các bộ, ngành thực hiện, song vẫn là bước đầu và cần phải có sự thúc đẩy mạnh mẽ hơn từ Chính phủ”, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tếTrung ương nói.

Những lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành với sản phẩm vẫn còn, đang làm khó cho doanh nghiệp.

Cũng phải nói rõ, đến ngày 22/12/2017, trước khi Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn tất báo cáo thực hiện Nghị quyết 19-2017 tới Chính phủ, mới có 20 Bộ, cơ quan và 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi báo cáo, nhưng số báo cáo chung chung, chủ yếu là nêu thành tích, các giải pháp triển khai còn mang tính hình thức, thiếu tính cụ thể, nhắc lại mục tiêu, kế hoạch thay vì thể hiện kết quả thực hiện.

Đặc biệt, các hành động thực thi và kết quả đạt được còn khoảng cách xa so với mục tiêu Nghị quyết đề ra.

Cụ thể, về yêu cầu cải cách quy định về điều kiện kinh doanh, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 83/NQ-CP (ngày 31/8/2017) và Nghị quyết 98/NQ-CP (ngày 3/10/2017) giao các Bộ “rà soát, đánh giá, đề xuất bãi bỏ ít nhất 1/3 đến 1/2 số điều kiện kinh doanh hiện hành…”.

Nhưng, mới chỉ có 2 bộ có dự thảo nghị định sửa đổi các quy định về điều kiện kinh doanh, trong đó Bộ Công thương đã trình Thủ tướng Chính phủ còn Bộ Xây dựng đang ở giai đoạn trình thẩm định dự thảo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và Bộ Thông tin và Truyền thông đã thực hiện rà soát, đề xuất cắt giảm, sửa đổi điều kiện kinh doanh; nhưng chưa nêu phương án sửa đổi.

Ngân hàngNhà nước đề nghị giữ nguyên các quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng do ngành nghề đặc thù. 10 bộ, ngành khác chưa công bố thông tin về việc thực hiện nội dung này.

Vấn đề nằm ở chỗ, theo phân tích bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương), những lúng túng trong phân biệt điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề và quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa vẫn còn.

“Do vậy, nhiều điều kiện về quản lý chuyên ngành đối với sản phẩm, hàng hóa được quy định thành điều kiện kinh doanh. Các quy định về điều kiện chung (như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy; môi trường; an toàn lao động;…) mặc dù đã được quản lý bởi các cơ quan như Kế hoạch và Đầu tư, Công an, Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội,… nhưng các bộ khác vẫn quy định quản lý cả những điều kiện này”, bà Thảo nói.

Đặc biệt, những điều kiện kinh doanh không cần thiết; hoặc được quy định chung chung, không rõ ràng, không cụ thể vẫn còn trong một số phương án đề xuất. Có điều kiện sửa đổi chỉ đơn thuần diễn đạt lại từ ngữ, chưa thực chất tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

Nút thắt vẫn là cách thức quản lý

Theo kết quả rà soát đến ngày 22/12/2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư liên quan đến tình hình và kết quả thực hiện các yêu cầu về quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (một phần nhiệm vụ của Nghị quyết 19-2017), năm 2017 có 29 văn bản pháp quy được ban hành trong năm 2017 điều chỉnh hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Bà Thảo cho biết, một số quy định đã tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhưng có văn bản gây trở ngại hơn cho doanh nghiệp. Thậm chí, có quy định ở văn bản mới ra còn mâu thuẫn và trái với các với quy định của pháp luật hiện hành.

Hệ quả là, tỷ lệ các lô hàng nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành tại giai đoạn thông quan vẫn chưa giảm (ở mức 30-35%), trong khi mục tiêu của Nghị quyết 19 đặt ra là giảm xuống còn 15% đến 2017.

“Có nguyên nhân do các bộ quản lý chuyên ngành chưa chú trọng cải cách toàn diện các nội dung này, dù tiêu chí cải cách quản lý chuyên ngành (như áp dụng quản lý trên cơ sở đánh giá rủi ro, mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; chuyển từ giai đoạn thông quan sang giai đoạn sau thông quan; minh bạch về danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; điện tử hóa thủ tục; áp dụng thông lệ quốc tế) được quy định rõ”, bà Thảo nhận định.

Điều đáng nói là nhiều kiến nghị của doanh nghiệp chưa được lưu tâm.

Trong các kế hoạch dự kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, đã bỏ ra khá nhiều nhóm hàng, tuy nhiên, hầu hết mặt hàng kiểm dịch động vật dự kiến cắt giảm là những mặt hàng không phổ biến, ít giao dịch. Trong khi đó, nhiều sản phẩm chế biến sâu có nguồn gốc từ động vật như bơ, sữa, fomai, thực phẩm chế biến bao gói sẵn,... là những mặt hàng nhập khẩu thường xuyên và đã được doanh nghiệp kiến nghị nhiều lần về bãi bỏ, đơn giản hoá thủ tục kiểm dịch động vật, nhưng chưa được xem xét.

Bộ Công thương mặc dù có đưa sản phẩm công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác ra khỏi Danh mục hàng hoá nhóm 2 (được điều chỉnh bởi Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá), nhưng không phải là không quản lý mà vẫn thực hiện quản lý như trước (chỉ đơn thuần đưa ra khỏi Danh mục với lập luận là quản lý theo các pháp luật chuyên ngành khác).

Nhóm hàng hoá tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế biến là nhóm hàng có số lượng mặt hàng lớn, được nhập khẩu thường xuyên và tác động tới đông đảo cộng đồng doanh nghiệp. Việc Bộ Công thương đưa hàng hoá tiêu dùng và các nhóm hàng này ra khỏi Danh mục hàng hoá nhóm 2 thì không có nghĩa rằng, số lượng mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành đã được cắt giảm, mà những sản phẩm, hàng hóa này vẫn được quản lý như trước.

Như vậy, Danh mục hàng hoá nhóm 2 của Bộ Công thương tuy được cắt ngắn bằng hình thức thể hiện trên văn bản, nhưng trên thực tế không có sản phẩm, hàng hoá nào được cắt giảm.

Ngay cả Thông tư số 31/2017/TT-BYT ngày 25/7/2017 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hoá nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Y tế, nhưng có nội dung cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp không biết thực hiện thế nào. Ví dụ như các mặt hàng thiết bị y học cổ truyền (máy sắc thuốc, máy xông hơi,…), doanh nghiệp không biết đăng ký kiểm tra ở đâu, kiểm tra chỉ tiêu gì vì Bộ Y tế không quy định cụ thể…

Cần cơ quan đi đầu về cải cách

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, chưa bao giờ yêu cầu có một cơ quan có vai trò định hướng phát triển dài hạn về cải cách cấp bách như hiện tại.

Bởi lẽ. Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu cầu, yêu cầu đuổi kịp các nước, thu hẹp khoảng cách phát triển rất lớn, nên chỉ tiêu tăng trưởng vẫn là một chỉ tiêu quan trọng, thậm chí là một trong những chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong phát triển.

Việt Nam cũng đang là nước chuyển đổi sang kinh tế thị trường, cải cách chuyển đổi sang kinh tế thị trường là một nhiệm vụ của nền kinh tế, của đất nước.

“Trong bối cảnh này, tăng trưởng và thúc đẩy cải cách liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và không thể thiếu. Chúng ta cần có một cơ quan phụ trách tăng trưởng và phát triển dài hạn, thu xếp các khoản đầu tưtrong các danh mục đầu tư lớn, ưu tiên… để phục vụ mục tiêu phát triển dài hạn”, ông Cung nói và nhắc tới các nhiệm vụ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã làm mà ông cho rằng, đang hình hài theo đúng định hướng đó.

Phải khẳng định rằng, trong giai đoạn phát triển vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tạo nên những dấu ấn của người đi đầu cải cách thể chế với những sáng kiến cải cách môi trường kinh doanh, tái cơ cấunền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng thể chế… Đây cũng là nơi đi đầu trong đề xuất chính sách huy động và sử dụng hiệu nguồn lực cho nền kinh tế ở góc nhìn dài hạn.

Trách nhiệm này đang nặng nề hơn, khi giai đoạn tới, nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt với bài toán phát triển nhanh và bền vững trong xu hướng bất định của kinh tế thế giới, những yêu cầu chưa nhận diện rõ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0...

Trước mắt, trong năm 2018, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất mục tiêu mới của nghị quyết 19-2018, đó là đạt thứ hạng 50-60 về môi trường kinh doanh; mở rộng thêm nội dung về nâng cao năng lực cạnh tranh ngành du lịch và logistics để hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành nói riêng, thúc đẩy tăng năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thành giảm tỷ lệ hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành từ 30-35% xuống còn 15% trong quý II/2018.

Cũng có nghĩa là sẽ cuộc dằng xé về cách thức quản lý nhà nước với doanh nghiệp buộc phải đến đích, mà phần thắng sẽ thuộc về tư duy quản lý mới.

Phân tích chỉ số của Việt Nam trên Bảng xếp hạng Môi trường Kinh doanh 2018 của Ngân hàng Thế giới:
6 chỉ số thành phần tăng hạng:
Nộp thuế và bảo hiểm xã hội tăng 81 bậc, từ 167/190 lên 86/190.
Tiếp cận điện năng: 64/190 nền kinh tế, tăng 32 bậc nhờ cải thiện về mức độ tin cậy cung ứng điện năng thông qua vận hành hệ thống giám sát năng lượng SCADA.
Chỉ số Tiếp cận tín dụng tăng 5 điểm và cải thiện 3 bậc, vươn lên vị trí thứ 29/190. Chỉ số này được ghi nhận cải cách nhờ mở rộng phạm vi tài sản giao dịch bảo đảm.
Chỉ số Cấp phép xây dựng xếp hạng thứ 20/190, cải thiện 4 bậc so với năm ngoái.
Chỉ số Bảo vệ nhà đầu tư xếp thứ 81/190, tăng 6 bậc.
Chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng tăng 3 bậc, từ vị trí 69 lên vị trí 66/190.
l 4 chỉ số môi trường kinh doanh giảm bậc
Khởi sự kinh doanh: giảm 2 bậc
Đăng ký sở hữu tài sản: giảm 4 bậc
Giao dịch thương mại qua biên giới: giảm 1 bậc
Giải quyết phá sản doanh nghiệp: giảm 4 bậc
Sự giảm bậc không phải do các chỉ số không có sự cải thiện mà do các quốc gia khác có sự cải thiện tốt hơn Việt Nam trên các chỉ sổ này (vì không có chỉ số nào giảm điểm, 3 trong 4 chỉ số tăng điểm, 1 chỉ số không thay đổi về điểm số).

最近更新