【tỷ số trận atalanta】Thị trường hàng không: Thương hiệu Việt đang xây nên những kỳ tích
Chiến lược riêng
Hiện thị trường hàng không nội địa đang chịu sự chi phối của Vietnam Airlines và VietJet Air với thị phần xấp xỉ 90%, phần còn lại thuộc các hãng hàng không khác như Jestar Pacific và Hải Âu. Theo kế hoạch, Vietnam Airlines sẽ phát triển đội máy bay của mình lên 116 chiếc đến cuối năm 2018; Jetstar Pacific là 30 chiếc đến năm 2020, riêng VietJet Air dự tăng thêm 200 chiếc cho đội bay của mình đến năm 2023. Đáng chú ý mỗi hãng hàng không đều có chiến lược riêng và Vietjet Air– một thương hiệu hàng không Việt đã chọn cho mình một con đường riêng với phân khúc thị trường rộng lớn và tiềm năng đó là thị phần giá rẻ.
Được thành lập từ năm 2007, Vietjet Air là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam được cấp phép hoạt động. Với sự ra đời của mình, hãng đã đánh dấu sự phát triển của hãng hàng không giá rẻ. Sau hơn 6 năm kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên, Vietjet Air đã vươn lên trở thành hãng hàng không có thị phần nội địa lớn nhất, vượt qua Vietnam Airlines và Jetstar Pacific.
Khác với các hãng hàng không khác, Vietjet Air hướng tới xây dựng một hãng hàng không Consumer Airlines (một hãng hàng không cung cấp nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của hành khách) phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng của hành khách, kết hợp e-commerce (thương mại điện tử) và các hệ thống phân phối hàng tiêu dùng.
Theo kế hoạch, trong năm 2018, Vietjet sẽ nhận 17 tàu bay Airbus. 6 tháng đầu năm Vietjet đã nhận 4 tàu bay Airbus A321. 6 tháng cuối năm, Vietjet sẽ nhận tiếp 13 tàu bay. Từ đó, 6 tháng cuối năm Vietjet sẽ ghi nhận thêm doanh thu từ hoạt động chuyển giao tàu bay này. Đáng chú ý, vào tháng 7 vừa qua, Vietjet đã ký kết hợp đồng mua 100 tàu bay Boeing B737MAX trị giá 12,7 tỷ USD và 50 máy bay Airbus A321 NEO trị giá 7 tỷ USD, đảm bảo đến năm 2025 đội tàu bay mới của hãng đồng bộ, tiện nghi và tiết kiệm nhiên liệu, phục vụ cho kế hoạch thành lập liên minh hàng không trong khu vực và trên thị trường quốc tế. Tất cả những con số trên đang cho thấy sự vươn lên vượt bậc của một hãng hàng không thuần Việt.
Triển vọng mới trên bầu trời
Phân tích về thị trường hàng không PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế nhận định, thị trường hàng không Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển. Hiện tại, trong khu vực ASEAN, Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng lại chỉ đứng thứ 5 về vận tải nội địa trong khu vực, với lượng ghế cung ứng trung bình mới chỉ đạt 5,4 người dân/ghế, thấp hơn với quốc gia xếp vị trí liền kề là Philippines hiện đang là 3,2 người dân/ghế. Thị trường hàng không Việt Nam đang có rất nhiều tiềm năng dành cho các nhà đầu tư. Nhiều hãng hàng không có thế lực phía sau là những nhà đầu tư lớn đã sẵn sàng tham gia cuộc đua này, trong đó có Bamboo Airways - cũng là một hãng hàng không Việt Nam.
“Với vốn điều lệ 700 tỷ đồng và mới tăng vốn lên 1.300 tỷ đồng. Các chuyên gia đánh giá sự gia nhập của Bamboo Airway sẽ tạo sự cạnh tranh hơn giữa các hãng hàng không, tránh sự độc quyền và hứa hẹn sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định.
Theo báo cáo kết quả thẩm định hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không của Công ty TNHH Tre Việt của Cục Hàng không Việt Nam trình Bộ Giao thông vận tải, hồ sơ của Công ty TNHH Tre Việt đầy đủ, hợp lệ theo quy định của Nghị định 92.
Cụ thể, hãng này dự kiến khai thác 3 tàu bay Airbus A320/321 với số lượng 3 chiếc với hình thức thuê khô (chỉ thuê máy bay, tự tổ chức đội bay, tiếp viên). Quy mô khai thác đội tàu bay là từ 3-10 tàu bay trong giai đoạn 2019 – 2023. Trước đó, vào tháng 3/2018, Bamboo Airways đã mua 24 máy bay Airbus, tháng 6/2018 mua thêm 20 máy bay Boeing 787 đường dài để bay châu Âu và Mỹ. Đồng thời, Tập đoàn FLC (Công ty mẹ) đã ký biên bản ghi nhớ về việc mua 24 tàu bay A321 NEO.
Trái ngược với phương hướng kinh doanh của Vietjet Air là tập trung vào phân khúc thị trường giá rẻ, chiến lược dài hạn của Bamboo là tập trung vào thị trường ngách, kết nối và phát triển kinh tế vùng. Mô hình "hybrid" của hãng này được hiểu sẽ lấp vào khu vực hàng không truyền thống chưa để mắt, trám vào phân khúc mà hàng không giá rẻ chưa quan tâm.
Đồng thời, Bamboo Airways sẽ phát triển mạng đường bay theo hướng tập trung khai thác thế mạnh của Tập đoàn FLC là các khu du lịch nghỉ dưỡng do FLC phát triển, kết nối các đường bay trực tiếp từ Hà Nội, Quảng Ninh, Quy Nhơn, Thanh Hóa với thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Macau, Nhật Bản tạo thuận lợi cho khách hàng mục tiêu với sản phẩm hàng không – du lịch. Phía Bamboo có thể phát hành gói ưu đãi về giá cho khách hàng chơi golf, nghỉ dưỡng tại resort và ngược lại resort sẽ khuyến mại khi chọn di chuyển bằng Bamboo Airways.
Theo ông Đặng Tất Thắng, Tổng giám đốc Bamboo Airways, Bamboo Airways tập trung phát triển gắn liền với du lịch, nên đưa ra các chuyến bay không ảnh hưởng đến hạ tầng của Hà Nội, TP.HCM. Bamboo Airways sẽ khai thác các tuyến bay mà các hãng khác không khai thác, để khách hàng không mất thời gian, chi phí trung chuyển mà có thể đến thẳng các địa điểm du lịch tiềm năng của Việt Nam.
“Đồng thời, Bamboo Airways sẽ có bộ máy tinh gọn, chi phí quản trị ở mức tối ưu nhất, chất lượng dịch vụ xuyên suốt, 5 sao từ dưới đất lên máy bay. Chi phí lớn nhất trong hàng không là chi phí xăng dầu, bảo dưỡng máy móc vì vậy, chúng tôi đã tinh giản bộ máy và quản trị gọn hàng, công nghệ áp dụng tối đa”, ông Thắng cho biết.
Báo cáo doanh thu 6 tháng đầu năm 2018 của Vietjet Air đã cho thấy bức tranh lợi nhuận của hãng hàng không này đang rất “tươi sáng”. Theo đó, doanh thu vận tải hàng không quý II của hãng đạt 8.588 tỷ đồng so với 5.648 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017 (tăng 52.05%); lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế quý II đạt hơn 950 tỷ đồng so với 661 tỷ đồng cùng kỳ năm 2017 (tăng 43.7%). Trong đó tỷ trọng doanh thu phụ trợ đạt tới 24%, xấp xỉ 16 USD/khách, cao nhất từ trước tới nay. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2018, doanh thu vận tải hàng không đạt 16.478 tỷ đồng, tăng 52,6%. Lợi nhuận vận tải hàng không đạt 1.686 tỷ đồng, tăng 53,4% so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành 56,2% kế hoạch năm 2018. |
-
Đốt thực bì, cụ ông 74 tuổi bị chết cháyKiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội 13Thủ tướng bổ nhiệm Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt NamHơn 200 phóng viên trong và ngoài nước tác nghiệp hội nghị cấp cao ASEANThời tiết dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 có bị ảnh hưởng bởi bão Saola?Nhật Bản sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phòng, chống dịch CovidInfographics: Quan hệ truyền thống đặc biệt Việt NamNguyên Chánh án TAND tỉnh Đồng Tháp bị cách hết chức vụ trong ĐảngLuân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trườngBộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Đã nghiên cứu kỹ lưỡng để lựa chọn “kịch bản” phát triển
下一篇:Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp các doanh nghiệp năng lượng hàng đầu Hoa Kỳ
- ·Triển khai quyết định nhân sự của Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng
- ·Thành lập Đại đội tự vệ pháo phòng không 37mm
- ·Phát huy giá trị lịch sử trong phát triển du lịch
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số giải pháp miễn, giảm thuế
- ·Thanh tra phòng, chống tham nhũng tại Habeco và Tổng công ty Giấy Việt Nam
- ·Bí thư Hà Nội ‘đặt hàng’ với xã Đồng Tâm
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Phê duyệt Kế hoạch bảo tồn và quản lý đàn cá lưỡng cư và di cư xa đến năm 2025
- ·Ban Bí thư bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương
- ·Cần sớm khắc phục những hạn chế về phòng ngừa cháy nổ
- ·Truy bắt nhóm đối tượng nổ súng khiến 1 người bị bắn gục tại chỗ
- ·Quyết liệt tấn công trấn áp tội phạm
- ·Công an Hậu Giang: “Vì nước quên thân, vì dân phục vụ”
- ·Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức năm 2022
- ·17 nghìn hộ dân khát nước bên nhà máy 35 tỷ 'đắp chiếu' nhiều năm
- ·Chủ tịch Quốc hội: Trao đổi hoặc mua vắc xin COVID
- ·Thủ tướng yêu cầu các tỉnh sẵn sàng nguồn lực hỗ trợ Tiền Giang, Kiên Giang chống dịch
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Không để đối tượng thù địch lợi dụng chống phá dịp Đại hội
- ·Áp mới thuế TTĐB nước giải khát có đường: Thận trọng để tạo chính sách công bằng!
- ·Trung ương thảo luận Báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết về chỉnh đốn, xây dựng Đảng
- ·Bộ Tài chính nỗ lực tham mưu Chính phủ nhiều giải pháp tài khóa hỗ trợ người dân và doanh nghiệp
- ·Ông Lê Duy Thành được bầu giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·Hà Nội: 3 đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin của Pfizer
- ·Nhiều bạn trẻ chọn tăng ca, làm thêm trong Tết Dương lịch
- ·Kiểm tra phương tiện sẵn sàng chiến đấu và hệ thống chống sét Kho quân khí
- ·Thủ tướng: Tránh chủ quan, nóng vội mở lại sản xuất, kinh doanh ngay
- ·Buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn biến phức tạp trong đại dịch
- ·Tài xế xe buýt tạt đầu, chèn người đi đường bị đình chỉ công việc
- ·Nhiều địa phương triển khai tiêm vắc xin Vero Cell của Sinopharm trên diện rộng
- ·Lễ khai giảng năm học mới đặc biệt của học sinh cả nước
- ·Cần sớm khắc phục những hạn chế về phòng ngừa cháy nổ
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Giám đốc Công an Bắc Kạn làm Cục trưởng Cục CNTT, Bộ Công an