Như VietNamNet đã đưa,ựuphógiámđốcsởhưởnglợitỷtừviệccáchlyvụchuyếnbaygiảicứket quâ bong da VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ chuyến bay giải cứu giai đoạn 2. VKSND Tối cao truy tố ông Trần Tùng, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên về tội Nhận hối lộ và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo cáo buộc, sau khi trao đổi với ông Vũ Hồng Nam, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản (bị can trong giai đoạn 1 vụ án chuyến bay giải cứu), qua sự giới thiệu của nhân viên bộ phận thuê chuyến của một hãng hàng không, ông Trần Tùng lựa chọn bà Bùi Thị Kim Phụng (đại diện Công ty Fujitravell, Nhật Bản) để phối hợp thực hiện việc đưa công dân Việt Nam ở nước ngoài về cách ly tại Thái Nguyên. Theo đó, bà Phụng liên hệ bán vé trọn gói cho công dân, thuê tàu bay đưa công dân từ Nhật Bản đến sân bay Nội Bài; chuyển tiền để ông Trần Tùng thực hiện dịch vụ đón công dân từ sân bay Nội Bài về điểm cách ly, thực hiện các dịch vụ cách ly cho công dân. Sau khi thống nhất, ông Trần Tùng đã lợi dụng chức trách, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn bà Phụng mượn pháp nhân của Công ty Cổ phần Én Việt (do ông Trần Thanh Tân là giám đốc và bà Bùi Thị Tuyết Mai là phó giám đốc) dùng công văn của UBND tỉnh Thái Nguyên chấp thuận chủ trương cách ly để xin và được Cục Lãnh sự đồng ý cho phép thực hiện 2 chuyến bay vào ngày 9/11/2021 và 20/12/2021. Tiếp đó, ngày 15/11/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có công điện đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận 2.300 công dân về trên 10 chuyến bay cách ly tự trả phí. Tháng 11/2021, Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên có công văn đề xuất UBND tỉnh Thái Nguyên tiếp nhận số công dân trên về cách ly tự trả phí tại tỉnh. Tháng 12/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành công văn đồng ý tiếp nhận 2.300 công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nhật Bản về cách ly. Lúc đó, theo đề nghị của ông Trần Tùng, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản có công điện gửi Cục Lãnh sự đề nghị chấp thuận cho Công ty Cổ phần Én Việt được thực hiện 10 chuyến bay đưa 2.300 công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước. Ngày 28/12/2021, ông Trần Tùng ký công văn gửi Cục Lãnh sự đề nghị cho phép Công ty Cổ phần Én Việt thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về cách ly tại Thái Nguyên. Sau đó, Cục Lãnh sự ban hành công văn đồng ý cho Công ty Cổ phần Én Việt thực hiện các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về cách ly y tế tại tỉnh Thái Nguyên. Ông Trần Tùng đã giao cho bà Trần Thị Quyên, Giám đốc Công ty Sen vàng Đất Việt giám sát, thanh toán dịch vụ đón, cách ly cho công dân về trên 3 chuyến bay; giao cho bà Nguyễn Thị Hảo giám sát, thanh toán dịch vụ đón, cách ly cho công dân về trên 2 chuyến bay ngày 4/2/2022 và 9/1/2022. Theo cáo buộc, quá trình thực hiện 7 chuyến bay, bà Phụng đã nhờ chị gái chuyển 1,4 tỷ đồng cho ông Trần Tùng; bà Quyên đã chuyển cho ông Trần Tùng hơn 1,6 tỷ đồng. Tổng cộng, ông Trần Tùng đã hưởng lợi hơn 3,2 tỷ đồng khi thực hiện dịch vụ cách ly cho công dân. Sau khi CQĐT khởi tố vụ án, ông Trần Tùng nhờ em trai chuyển hơn 885 triệu đồng cho bà Quyên để hợp thức với lý do nộp thuế vào kho bạc Nhà nước. Ngoài ra, quá trình phối hợp với bà Bùi Thị Kim Phụng thực hiện các chuyến bay, ông Trần Tùng còn chỉ đạo bà Quyên chuyển tiền cho một số cá nhân. Ông Trần Tùng chỉ đạo bà Quyên chuyển tiền cho một số cá nhân có lý do bồi dưỡng. VKSND Tối cao cho rằng, không có căn cứ xử lý hình sự đối với các cá nhân trên. |