【mu và liverpool】Sử dụng lúa giống cấp xác nhận để gieo sạ vụ Đông xuân
(HG) - Để đảm bảo vụ lúa Đông xuân 2020-2021 được thắng lợi,ửdụnglagiốngcấpxcnhậnđểgieosạvụĐmu và liverpool Sở NN&PTNT Hậu Giang lưu ý nông dân trục vùi rơm rạ, vệ sinh đồng ruộng sớm ngay khi thu hoạch lúa Thu đông để cách ly nguồn sâu hại từ vụ Thu đông lây lan cho lúa Đông xuân. Sử dụng lúa giống cấp xác nhận để gieo sạ như OM 5451, OM 4900, Đài Thơm 8, ST 24, Jasmine 85, RVT, OM 18... Kết hợp sạ thưa, sạ hàng với lượng giống dưới 100 kg/ha hoặc cấy. Cần xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch “né rầy” để hạn chế bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá xảy ra. Cần bón vôi bột ngay đầu vụ và tăng cường sử dụng các loại phân bón có chứa hàm lượng canxi, silic để giúp lúa tăng sức chống chịu với sâu, bệnh và hạn chế đổ ngã. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy trình canh tác lúa tiên tiến như “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp, ứng dụng chế phẩm nấm xanh trong phòng trừ rầy nâu...
Ngoài ra, các loại dịch hại như ốc bươu vàng, chuột, rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá là các đối tượng có khả năng gây hại mạnh vào đầu vụ, vì vậy nông dân cần theo dõi, quản lý phù hợp và kịp thời. Sau khi gieo sạ, nếu rầy di trú vào ruộng thì đưa nước vào ngập “chảng ba” cây lúa để hạn chế rầy nâu chích hút và đẻ trứng. Hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày sau sạ để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau.
Theo kế hoạch thì vụ lúa Đông xuân năm nay, nông dân trong tỉnh sẽ xuống giống đợt 1 từ ngày 22 đến 30-11-2020, áp dụng đối với các xã thường xuyên xuất hiện mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ, thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và vùng sản xuất ven sông Xà No như Châu Thành A, Vị Thủy. Đợt 2 từ ngày 20 đến 29-12-2020, áp dụng đối với các khu vực có nền đất trũng, nước lũ rút chậm ở địa bàn huyện Phụng Hiệp, thị xã Long Mỹ.
H.TÂM