Chỉ số trong tuần lên cao nhất 1.286,ứngkhoántuầnGiằngcovùngđỉroma vs inter32 điểm và thấp nhất tới 1.216,15 điểm, tương đương biên độ dao động tới 5,77%. Tuần đạt ngưỡng dao động lớn hơn là tuần từ 1 - 5/2/2021 với biên độ tối đa 9,48%. Đó cũng là tuần VN-Index chạm đáy sau nhịp điều chỉnh khá lớn. Điểm chung ở mức dao động gia tăng chính là những thời điểm thị trường bước vào giai đoạn xung đột quan điểm giữa bên mua và bên bán ở mức độ cao. Chẳng hạn tuần đầu tháng 2 vừa qua, khi thị trường đã điều chỉnh dài, một bên là những nhà đầu tư lo sợ thị trường sẽ tiếp tục giảm nhiều hơn nên chấp nhận bán cắt lỗ ồ ạt, một bên là những người cho rằng thị trường đã giảm đủ và nhảy vào mua. Lực bán cuối cùng đã chịu thua và thị trường tạo đáy, nhưng trước đó luôn là những phiên biến động chóng mặt. Tuần qua thị trường cũng biến động mạnh tương tự, nhưng ở giai đoạn khác: Đó là lúc thị trường đã tăng rất tích cực. Giờ là lúc người cầm cổ nghĩ rằng thị trường có thể hết đà tăng và họ chốt lời. Ngược lại, những người cầm tiền lại thấy rằng sau khi vượt đỉnh thị trường có triển vọng tăng tiếp. VN-Index tăng mạnh gần 22 điểm phiên đầu tuần nhưng ngày thứ Năm giảm sốc hơn 40 điểm, để rồi phiên cuối tuần lại tăng mạnh gần 21 điểm. Trùng hợp với diễn biến mạnh đó là thanh khoản duy trì rất lớn. Trung bình tuần qua mỗi ngày giá trị khớp lệnh hai sàn đạt tới gần 21,8 ngàn tỷ đồng. Con số này tuần trước nữa khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng. Câu hỏi đặt ra đơn giản là: Nếu ai cũng nghĩ rằng thị trường sẽ tăng cao hơn thì tại sao lượng chốt lời lại lớn đến mức tạo thanh khoản hàng chục ngàn tỷ đồng như vậy. Trong 2 tuần liên tục, không ngày nào quy mô khớp lệnh lại dưới ngưỡng 20 ngàn tỷ đồng. Hiện tượng giằng co mỗi khi thị trường tăng đạt tới vùng đỉnh cao mới đều đáng chú ý, cũng giống như khi thị trường giảm. Khi thị trường giảm, câu hỏi cần đặt ra là nếu như ai cũng cuống cuồng bán tháo để cắt lỗ, tại sao lại có hàng chục ngàn tỷ đồng mua vào. Lúc này câu hỏi là tại sao nhà đầu tư không tiếp tục giữ cổ phiếu lại, mà lại bán đi để thu về hàng chục ngàn tỷ đồng. Đối với không ít nhà đầu tư, việc mua hay bán tạo thanh khoản hàng ngày không mấy ý nghĩa, vì tiền rút ra đúng bằng lượng tiền bơm vào mua. Thực tế sự khác biệt là rất rõ: Giá cổ phiếu càng lên cao thì càng cần nhiều tiền để mua cùng một khối lượng. Chẳng hạn cùng là 100 cổ phiếu, thì giá 50.000 đồng không giống cũng 100 cổ phiếu đó ở mức 55.000 đồng. Sực khác biệt chính là sức mua: Nhà đầu tư muốn mua phải bỏ thêm phần thặng dư, chính là mức tăng giá của cổ phiếu, là phần lãi mà người mua từ giá 50.000 đồng đang được hưởng. Chính vì thế khi giá giằng co ở vùng đỉnh cao nghĩa là sức mua đang có phần suy yếu. Đầu tiên là lượng tiền cần để mua đã nhiều hơn như nói ở trên. Thứ hai là người bán cổ phiếu đi không chắc chắn sẽ quay lại mua, mà có ít nhất hai lựa chọn: một là quay lại mua một phần tiền; hai là đứng ngoài chờ giá giảm để mua rẻ hơn. Trong khi đó phía mua cũng có hai lựa chọn: một là chấp nhận mua ngay lập tức; hai là mua với khối lượng ít hơn (vì tiền đã giảm giá trị). Các lựa chọn đó đều dẫn đến một hệ quả: Sức mua trên thị trường sẽ giảm dần cùng với chiều giá tăng. Các giai đoạn thị trường tạo đỉnh hay tạo đáy đều diễn ra trên cơ sở sức mạnh của mỗi bên thay đổi và một bên vượt trội.
Với đa số cổ phiếu giảm giá trong tuần qua, điều khá rõ ràng là người bán ra đã chiếm ưu thế. Họ là người đã khiến giá giảm. Thống kê với 263 cổ phiếu trong rổ VNAllshare (gồm VN30, Midcap và Smallcap), có 54 mã tăng, chiếm 20,5%; 201 mã giảm, chiếm 76,4%. Trong một tuần mà VN-Index tăng gần 10 điểm thì rõ ràng đây không phải là một trải nghiệm tốt, vì xác suất nhà đầu tư thua lỗ lại vượt trội. Nếu tính dài hơn, trong 2 tuần gần nhất, có 206 mã giảm giá trong rổ này, tương đương 78,3%; 55 mã tăng tương đương 16,7%. Hai tuần qua cũng là thời gian thanh khoản cực cao, thậm chí lập kỷ lục lịch sử, nhưng cổ phiếu giảm vẫn nhiều hơn tăng. Giữa mùa báo cáo kết quả kinh doanh, nhà đầu tư nắm giữ 2 tuần mà lỗ nhiều hơn lãi là một tín hiệu cảnh báo nghiêm trọng. Một thị trường mạnh là giá cổ phiếu tăng tốt trong ngắn hạn và phản ứng nhạy với thông tin hỗ trợ. Bất cứ khi nào giá phản ứng không phù hợp với logic này thì đều do có “ai đó” đang xả hàng và xả lớn đến mức không làm giá tăng thêm được mà còn ép giá giảm. Một giai đoạn giằng co luôn đi đến kết cục nào đó, chứ không thể giằng co mãi. Thị trường sẽ tăng tiếp (tính theo cổ phiếu tăng chứ không phải chỉ số) nếu nhà đầu tư vẫn còn nguồn tiền mua mạnh mẽ. Ngược lại, khi nhà đầu tư chốt lời đủ nhiều và giữ tiền lại trong tài khoản (thay vì mua) thị trường sẽ yếu dần và quay đầu giảm.
Trọng Nghĩa |