88Point88Point

【nhận định giải nhà nghề mỹ】Trợ lực từ FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn

Phát triển kỹ thuật y sinh qua ứng dụng công nghệ bán dẫn Đề nghị Samsung quan tâm đầu tư công nghệ bán dẫn tại Việt Nam

Cơ hội và tiềm năng của ngành công nghiệp bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn (hay còn gọi là vi mạch) hiểu đơn giản là tập hợp các thành phần tham gia vào lĩnh vực thiết kế cũng như chế tạo toàn bộ các linh kiện,ợlựctừFDInângcaochấtlượngnguồnnhânlựcngànhcôngnghệbándẫnhận định giải nhà nghề mỹ thiết bị điện tử. Mà linh kiện, thiết bị điện tử là thứ không thể thiếu, đặc biệt quan trọng trong kỷ nguyên công nghệ.

Với vị trí địa chính trị, kinh tế quan trọng, những năm gần đây, Việt Nam dần trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư lớn. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đạt nhiều dấu mốc, thành tựu quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Cụ thể, với kết quả thu hút FDI tháng 1/2024 đạt 39.377 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 471,9 tỷ USD đến từ 144 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng, Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của “ông lớn” FDI trong năm 2024.

Theo đó, lĩnh vực bán dẫn, điện tử, năng lượng tái tạo… sẽ là những lĩnh vực Việt Nam khuyến khích đầu tư nước ngoài trong thời gian tới.

Trợ lực từ FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn
Việt Nam đã xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030.

Riêng với lĩnh vực bán dẫn, nhiều tập đoàn lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như: Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor…

“Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư trong ngành bán dẫn. Tương lai không xa, Việt Nam sẽ trở thành một đối tác tin cậy và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu”- Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nói.

Để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn, Việt Nam đã xây dựng Chiến lược quốc gia về công nghiệp bán dẫn đến năm 2023; đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành bán dẫn, với mục tiêu đào tạo, phát triển 50.000 nhân lực cho ngành đến năm 2030.

Vừa qua, Quốc hội cũng đã ra nghị quyết, giao Chính phủ xây dựng nghị định thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho ngành công nghệ cao, trong đó có công nghiệp bán dẫn, dự kiến ban hành vào giữa năm 2024.

Đánh giá tiềm năng ngành này, ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (VAFIE) cho rằng, Việt Nam có thể trở thành công xưởng, trung tâm của thế giới về bán dẫn.

“Tôi đặt niềm tin rất cao, nhưng muốn biến niềm tin đó trở thành hiện thực, chúng ta có nhiều việc phải làm, trong đó, quan trọng nhất phải tạo ra hệ sinh thái trong phát triển công nghiệp bán dẫn”,ông Toàn nói.

Theo ông Toàn, Việt Nam cần phát huy cao hơn nữa quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ đã có nhưng cần làm tốt, rốt ráo, triệt để hơn để luật đi vào cuộc sống, ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Bên cạnh đó, để ngành công nghiệp bán dẫn ở nước ta phát triển xứng tầm với các lợi thế sẵn có, theo các chuyên gia cần tập trung vào 3 nội dung chính: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng cơ chế thu hút, tận dụng sự đầu tư từ nước ngoài; sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý.

Samsung sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam

Là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, trong những năm qua, Samsung có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này tại Việt Nam.

Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh. Hiện tại, hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm “Made in Vietnam”. Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới.

Đặc biệt, sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, nơi vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của thiết bị công nghệ thông tin.

Trợ lực từ FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn
Samsung đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực bán dẫn tại Việt Nam

Hơn thế nữa, với việc Trung tâm R&D của Samsung đi vào hoạt động từ cuối năm 2022, Samsung đang đặt ra mục tiêu đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D hàng đầu không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên phạm vi thế giới.

Nhiệm vụ cốt lỗi của trung tâm này là góp phần đặt nền móng cho nhân tài công nghệ Việt Nam và phát triển công nghiệp. Điều này rất có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang coi đổi mới sáng tạo là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế.

Để thúc đẩy ngành bán dẫn phát triển mạnh mẽ, tại buổi tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho, chiều 4/3, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Samsung với kinh nghiệm và năng lực của mình, tiếp tục hợp tác với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đào tạo kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030, đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất nhập khẩu và phát triển kinh tế.

Nhấn mạnh Việt Nam có nhiều tiềm năng để Samsung hợp tác, Tổng Giám đốc Choi Joo Ho cho biết, năm 2023, Samsung đã đầu tư bổ sung 1,2 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư tại Việt Nam lên 22,4 tỷ USD. Samsung sẽ tiếp tục đầu tư thêm 1 tỷ USD mỗi năm tại Việt Nam.

Trung tâm nghiên cứu phát triển của Samsung hiện có 2.400 kỹ sư đang làm việc, trong đó các kỹ sư người Việt Nam là lực lượng "nòng cốt" trong việc nghiên cứu tính năng AI trong dòng điện thoại mới Galaxy S24, được Tập đoàn Samsung đánh giá cao về năng lực, Tổng Giám đốc Choi Joo Ho cho biết.

Trợ lực từ FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn
Chiều 4/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Tổng Giám đốc Tổ hợp Samsung Việt Nam Choi Joo Ho.

Tuy nhiên, để thúc đẩy quan hệ hợp tác, ông Choi Joo Ho mong muốn Chính phủ Việt Nam tiếp tục tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư của Samsung tại Việt Nam, đồng thời liên tục cải thiện môi trường đầu tư và quan tâm thực hiện những cam kết để các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ Việt Nam luôn quan tâm, coi trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh chuyển đổi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam.

Đồng thời, Phó Thủ tướng đề nghị Samsung, với kinh nghiệm và năng lực của mình, tiếp tục hợp tác với NIC; hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư ngành bán dẫn đến năm 2030.

Về hợp tác với NIC, Samsung Việt Nam và NIC đã ký kết Biên bản ghi nhớ Hợp tác triển khai các hoạt động phát triển công nghệ cao cho thế hệ trẻ Việt Nam – những người sẽ dẫn dắt sự thành công của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Việt Nam trong tương lai.

Đối với hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, Samsung và Đại học Quốc gia Hà Nội đã ký văn bản hợp tác với mục tiêu trong 4 năm sẽ đào tạo khoảng 40 sinh viên ưu tú của Đại học Quốc gia trở thành nhà lãnh đạo trong tương lai trong lĩnh vực bán dẫn.

Tổng Giám đốc Choi Joo Ho cho biết, Samsung sẽ tiếp tục nghiên cứu các khả năng mở rộng hợp tác với NIC và hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn; khẳng định sự phát triển của Việt Nam chính là sự phát triển của Samsung và sự phát triển của Samsung sẽ đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội tại Việt Nam.

赞(38)
未经允许不得转载:>88Point » 【nhận định giải nhà nghề mỹ】Trợ lực từ FDI, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành công nghệ bán dẫn