【ty so tran mu】Kết nối Startup Việt trong và ngoài nước

作者:Nhà cái uy tín 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 10:10:23 评论数:

ket noi startup viet trong va ngoai nuoc

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân trao đổi với các chuyên gia nước ngoài về vấn đề Startup tại diễn đàn. Ảnh T.D

Tiềm lực lớn về khoa học công nghệ

Phát biểu tại diễn đàn,ếtnốiStartupViệttrongvàngoàinướty so tran mu Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho biết, TP.HCM hướng đến việc xây dựng thành phố là đô thị đặc biệt đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đóng góp ngày càng lớn hơn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học công nghệ của cả nước và khu vực Đông Nam Á.

GS.TS Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM cho rằng, các doanh nghiệp ở TP.HCM có nhiều kinh nghiệm và tiềm lực phát triển, khát vọng khởi nghiệp đang là một xu hướng và hình thành phong trào diễn ra trên các lĩnh vực. Việc du nhập cũng như tiếp cận, lĩnh hội, học hỏi các mô hình kinh doanh, khởi nghiệp mới diễn ra mạnh mẽ và vấn đề tăng cường sự kết nối giữa các doanh nhân Việt trong nước và quốc tế là vô cùng cần thiết, tạo tiền đề cho khởi nghiệp thành công, tăng cường tiềm lực nguồn vốn, khoa học công nghệ và vận dụng các chính sách quốc tế một cách hiệu quả.

So với cả nước, thành phố có nguồn lực khoa học công nghệ chiếm trên 25%, số doanh nghiệp đang hoạt động chiếm 50%, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khoa học - công nghệ lần lượt chiếm 42% và 15%.

Ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ giai đoạn 2016-2017 là 2.041,979 tỷ đồng (khoảng 90 triệu USD), bằng 1,7% tổng chi của thành phố. Trong đó, kinh phí chi đầu tư phát triển khoa học công nghệ chiếm tỷ trọng 55,2%, kinh phí chi cho sự nghiệp khoa học chiếm tỷ trọng 44,8%. Đây cũng là tiểm lực khá mạnh để thức đẩy cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trên địa bàn thành phố.

ket noi startup viet trong va ngoai nuoc
Đông đảo đại biểu tham dự Diễn đàn kết nối Startup Việt.

Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, một trong cái yếu của TP.HCM và cả nước là vai trò của khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ còn hạn chế. Chúng ta có chương trình của Chính phủ, chương trình của thành phố nhưng chỉ khi nào các nhà khoa học, doanh nghiệp coi đó là chương trình của mình, làm quyết liệt là hiệu quả cao. Vấn đề không phải là số đông mới làm khởi nghiệp sang tạo mà là chuẩn bị nhân lực tốt, có khả năng về công nghệ kết nối với tài chính, hình thành hệ sinh thái sáng tạo khởi nghiệp, kết nối trong nước và ngoài nước…

Kết nối các Startup

Theo đó, diễn đàn lần này là dịp để các Startup Việt trong và ngoài nước, các nhà đầu tư, các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, tư vấn, định hướng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam. Qua đó kết nối các Startup của người Việt ở trong và ngoài nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn, các nhà đầu tư tiềm năng, các quỹ đầu tư; tạo cơ hội để các Startup của người Việt ở trong và ngoài nước giao lưu, trao đổi trực tiếp với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam về những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu cần có hỗ trợ để phát triển.

Chia sẻ kinh nghiệm từ Israel, ông Shlomo Nimrodi (Giám đốc Điều hành Trung tâm gắn kết kinh doanh Ramot thuộc Đại học Tel Aviv) cho biết, Đại học Tel Aviv đã hình thành hệ sinh thái với các tổ chức tài chính, các công ty đa quốc gia, các trung tâm đổi mới; đồng thời sáng lập và quản lý nhiều quỹ khác nhau để hỗ trợ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của mình.

Các quỹ đầu tư thường tập trung vào những công nghệ tiềm năng có tính đột phá của Đại học Tel Aviv trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ramot hiện có nhiều hình thức hợp tác khả thi như tài trợ nghiên cứu, đồng nghiên cứu về một công nghệ cụ thể, hợp tác trên diện rộng để đồng bộ hóa một số công nghệ hàng đầu phù hợp với năng lực của doanh nghiệp.

Chia sẻ tại diễn đàn, bà Lê Diệp Kiều Trang, Giám đốc chiến lược Misfit Wearables cho biết, để bán sản phẩm được trên 50 nước, vào những hệ thống bán lẻ khó tính trên thế giới, có sự đóng góp không nhỏ của nguồn nhân lực tại Việt Nam. Theo bà Trang, tại thời điểm thành lập, thay vì đi tìm các kỹ sư ngay tại Silicon, Misfit Wearables quyết định chuyển hướng sang tìm nhân sự ở Việt Nam. Đó là các nhà nghiên cứu, kỹ sư Việt Nam từng đi du học tại Mỹ, Anh, Canada và các sinh viên giỏi của các trường đại học… Họ đã cùng nhau đem ý tưởng, kỹ năng đưa ra thị trường những sản phẩm đặc trưng của Misfit Wearables. Hiện các sản phẩm đã bán ở hầu hết hệ thống bán lẻ uy tín toàn thế giới.

Điều này chứng minh nguồn nhân lực của Việt Nam rất giỏi, đem được các ý tưởng rất tốt ra tận dụng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để thành công, muốn đi được đường dài, các Startup Việt cần có sự thay đổi trong tư duy đó là không được thỏa mãn quá sớm, cần kiên trì để làm được những điều mà mình chưa có khả năng làm.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM, thành phố hiện có trên 760 nhóm cá nhân/tổ chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (Startup) đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực, chiếm hơn 42% số lượng Startup cả nước. Có hơn 46% (tương đương 350 Startup) đã và đang tham gia các chương trình hỗ trợ của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố. Trong đó, có 222 Startup (chiếm 63%) đã và đang được hỗ trợ ươm tạo tại 10 cơ sở ươm tạo của Nhà Nước trong giai đoạn từ 2011 đến nay. Ngoài ra, có khoảng 49% Startup đã tìm được nhà tài trợ và đầu tư.

最近更新