Thông tin Đặc khu kinh tế TP.HCM vừa mới công bố và những dự án hạ tầng tại Nam Sài Gòn đã tạo hiệu ứng mạnh với bất động sản trong khu vực này. Nhiều cơ hội “ăn theo” Đầu tháng 10/2015,ĐịaốcNamSàiGònbùngnổtheođặckhukinhtếdiễn biến chính man city gặp brentford Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM trình lãnh đạo UBND thành phố đề cương chi tiết thành lập Đặc khu kinh tế, trên 4 quận huyện gồm: Quận 7, Nhà Bè, Cần Giờ và một phần huyện Bình Chánh. Mục tiêu của việc xây dựng đặc khu kinh tế TP.HCM là giúp tạo môi trường thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư quốc tế, tập trung các đột phá về thể chế, thử nghiệm các chính sách mới, ứng dụng các mô hình quản lý hiện đại… thúc đẩy phát triển của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM, Đặc khu kinh tế nằm trong hướng phát triển chính của thành phố về hướng Nam, đưa không gian phát triển của thành phố hướng ra Biển Đông, phù hợp với xu hướng vươn ra biển của các đô thị hiện đại trên thế giới. Việc hình thành đặc khu kinh tế khu vực này sẽ tạo nhiều cơ hội phát triển khu đô thị văn minh, hiện đại, phát triển bền vững. Ngoài câu chuyện Đặc khu kinh tế, các dự án hạ tầng trọng điểm, với tổng vốn đầu tư gần 5 tỷ USD, kết nối khu Nam với trung tâm thành phố cũng là yếu tố thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Trong đó, dự án tuyến metro số 4, kết nối Quận 7, Nhà Bè với các quận trung tâm là tuyến có vốn đầu tư lớn nhất, lên đến 97.000 tỷ đồng. Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ được đầu tư gần 2.600 tỷ đồng và nhiều dự án giao thông trọng điểm khác như: cầu Long Kiểng từ đường Tôn Đản Quận 4 qua đường Lê Văn Lương Quận 7; các cây cầu từ đường Nguyễn Khoái sang Quận 7 và Nguyễn Khoái sang Quận 1… đang trong giai đoạn nghiên cứu, lập phương án. Nguồn cung tăng mạnh Báo cáo quý III/2015 của CBRE Việt Nam cho biết, thị trường tiếp tục tăng trưởng tích cực, thúc đẩy số lượng căn hộ mới mở bán và lượng giao dịch. Tổng cộng có khoảng 10.114 căn hộ được chào bán mới ra thị trường từ 26 dự án, tăng hơn gấp 3 lần quý III/2014. Điều đặc biệt, ở phân khúc căn hộ bán, theo bà Dương Thùy Dung, Giám đốc Bộ phận Tư vấn và Nghiên cứu CBRE Việt Nam, nguồn cung mới ở khu Nam (chiếm 36%) đã vượt qua khu Đông (chiếm 29%), trở thành khu vực dẫn đầu nguồn cung tại TP.HCM. Thống kê sơ bộ thị trường khu Nam Sài Gòn, có hơn 10 dự án hiện đang mở bán, với số lượng hàng ngàn căn hộ. Có thể kể đến các dự án: Căn hộ Hoàng Quốc Việt, Angia Skyline, Lux City, The EverRich III, Hưng Phúc – Happy Residence, Sunrise City View, Sunrise Riverside, Hưng Phát Silver Star, Diamond Lotus, Jamona Apartment, Skyway Residence... Trong đó, riêng dự án Sunrise Riverside của Tập đoàn Novaland đã có số lượng gần 2.000 căn hộ. Phân khúc đất nền tỉ lệ tiêu thụ khá tốt và gia tăng nguồn cung trở lại. Hai dự án Dragon Parc và Jamona City tại khu Nam đã “cháy hàng” sau chỉ vài tháng mở bán. Phân khúc này ghi nhận nguồn cung mới từ dự án Nam Phát Riverside do Danh Khôi Á Châu phân phối và dự án Jamona Golden Silk tại đường Bùi Văn Ba của Sacomreal. Tổng nguồn cung cả 2 dự án hơn 600 nền biệt thự và nhà liên kề. Duy nhất phân khúc biệt thự xây sẵn, nguồn cung vẫn còn hạn chế. Ghi nhận trên thị trường, khu biệt thự 58 căn Galleria, tại mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, là dự án hiếm hoi đang mở bán đợt cuối. Tất cả các căn biệt thự Galleria đều được thiết kế 2 mặt tiền. Dự án được thiết kế với ý tưởng kết hợp giữa không gian ở và địa điểm kinh doanh làm văn phòng, showroom trưng bày. Mặc dù có nhiều thông tin tích cực với thị trường khu Nam Sài Gòn, nhưng theo các chuyên gia, nhà đầu tư cần xem xét thời điểm gia nhập thị trường phù hợp vì đặc khu kinh tế là bài toán lâu dài. Bên cạnh đó, khi nguồn cung gia tăng, cần chú ý sự khác biệt của dự án mang giá trị bền vững cũng như uy tín, năng lực chủ đầu tư. Quốc Tuấn TP.HCM: 11 dự án căn hộ thương mại được "chẻ" nhỏ |