Quan chức Mỹ giấu tên nói với Reuters,ỹviệntrợUAVdothámchoUkraineNgatrừngphạthàngloạtmạngxãhộnha nghe my gói viện trợ mới trị giá 775 triệu USD. Trong đó, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến cung cấp thêm đạn dược cũng như 16 hệ thống lựu pháo 105mm cho quân đội Ukraine để chống lại các lực lượng Nga.
Danh sách khí tài Mỹ sắp chuyển giao còn có 15 UAV do thám Scan Eagle, 40 phương tiện chống phục kích, chống mìn (MRAP) MaxxPro và khoảng 1.000 tên lửa chống tăng Javelin.
Theo quan chức Mỹ, mặc dù đây là lần đầu tiên Washington viện trợ UAV Scan Eagle cho quốc gia Đông Âu, nhưng một nước khác đã cung cấp chúng cho Kiev trước đây.
Gói hỗ trợ mới đã nâng tổng viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine kể từ khi chiến sự với Nga bùng phát ngày 24/2 lên 10,6 tỷ USD.
Nga trừng phạt các công ty mạng xã hội nước ngoài
Cơ quan quản lý truyền thông quốc gia Nga (Roskomnadzor) ngày 19/8 thông báo sẽ áp các biện pháp trừng phạt đối với 5 hãng công nghệ thông tin nước ngoài vi phạm các luật về nội dung trực tuyến ở xứ sở bạch dương. Theo đó, mạng xã hội TikTok của ByteDance, ứng dụng nhắn tin Telegram, ứng dụng liên lạc video Zoom, công cụ chat trực tuyến Discord và mạng xã hội Pinterest sẽ bị đưa vào "danh sách đen".
Roskomnadzor giải thích, động thái nhằm đáp trả việc các công ty không gỡ bỏ những nội dung bị nhà chức trách Nga coi là bất hợp pháp. Dù không nêu cụ thể các biện pháp trừng phạt là gì nhưng Roskomnadzor nhấn mạnh chúng sẽ giữ nguyên hiệu lực cho đến khi các doanh nghiệp nói trên tuân thủ luật.
Theo Reuters, hồi đầu tháng 3, Nga đã thông qua luật cấm "làm mất uy tín" các lực lượng vũ trang, với mức án tối đa dành cho hành vi vi phạm lên đến 15 năm tù giam.
Hôm 16/8, các tòa án Nga đã tuyên phạt dịch vụ truyền phát trực tiếp Twitch của đại gia công nghệ Mỹ Amazon 2 triệu Rúp (33.900 USD) và Telegram 11 triệu Rúp vì đăng tải các nội dung bị Moscow cáo buộc là chứa đựng "tin giả" liên quan đến các sự kiện ở Ukraine.
Các nhà lập pháp ở xứ sở bạch dương hồi tháng 7 đã thông qua một luật có những hình phạt nghiêm khắc hơn đối với các công ty internet nước ngoài, kể cả các công cụ tìm kiếm như Google.
Cựu thị trưởng Nga được bổ nhiệm lãnh đạo Kharkiv
Một cựu thị trưởng Nga vừa được bổ nhiệm làm lãnh đạo chính quyền mới do Moscow kiểm soát ở Kharkiv, đông bắc Ukraine.
Theo hãng thông tấn Tass, Andrei Alekseyenko đã từ chức thị trưởng Krasnodar, thành phố lớn thứ 16 của Nga hôm 18/8. Chính khách này hiện được Moscow chỉ định làm người đứng đầu hội đồng tỉnh Kharkiv.
Tỉnh Kharkiv đang bị binh lính Nga chiếm giữ một phần và có thủ phủ là thành phố Kharkiv lớn thứ 2 của Ukraine. Tỉnh này nằm về phía bắc khu vực Luhansk và Donetsk thuộc vùng ly khai Donbass.
Kiev cáo buộc động thái mới của Nga là một phần nỗ lực nhằm sáp nhập lãnh thổ của Ukraine. Theo Reuters, các quan chức Nga từng tuyên bố, những khu vực lọt vào tay các lực lượng Moscow sẽ không bao giờ quay trở về dưới sự kiểm soát của Kiev và các cuộc trưng cầu dân ý nhằm sáp nhập chúng với Nga có thể được tổ chức vào mùa thu.
Kiev đã cực lực lên án "các cuộc trưng cầu dân ý ngụy tạo" và khẳng định sẽ ngăn chặn chúng bằng mọi cách.
Tổn thất của nền kinh tế Ukraine
Báo Guardian dẫn lời Bộ trưởng Kinh tế Ukraine đánh giá, nền kinh tế nước này có thể suy giảm đến 35 - 40% tính đến cuối năm nay. Cuộc xung đột với Nga đã khiến nền kinh tế Ukraine teo rút 15,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trong quý đầu tiên của năm 2022.
Phát biểu tại một hội nghị các nhà tài trợ ở Thụy Sỹ hồi tháng 7, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ước tính nước này cần tới 750 tỷ USD để tái thiết. Ông Shmyhal đề xuất phương Tây lấy các tài sản bị tịch thu của Nga và các tài phiệt Nga làm nguồn tài chính quan trọng phục vụ quá trình tái thiết Ukraine sau xung đột.
Tuấn Anh
LHQ đòi Moscow không ngắt kết nối nhà máy hạt nhân Ukraine, Hạm đội Biển Đen Nga tổn thấtTổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres yêu cầu Nga không ngắt kết nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu khỏi mạng lưới điện của Ukraine.