Dịch bệnh tại TPHCM đang giảm | |
Thời tiết giao mùa,ịchbệnhtruyềnnhiễmcónguycơbùngphátdịpcuốinăkqbd ana nhiều dịch bệnh tăng | |
Cảnh báo nhiều dịch bệnh mới nổi diễn biến phức tạp | |
Nỗi lo dịch bệnh bùng phát đầu năm học mới |
Thống kê của ngành Y tế cho thấy, trong 10 tháng đầu năm 2019, hầu hết các dịch bệnh truyền 4 nhiễm có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2018; riêng sốt xuất huyết theo chu kỳ nên số mắc, số chết tăng so với cùng kỳ; số mắc tay chân miệng tăng 0,5%.
Bộ trưởng Y tế phát biểu tại Hội nghị. |
Ông Đặng Quang Tấn, Phó Cục trưởng Phụ trách Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, mùa Đông Xuân và những tháng cuối năm là thời điểm dễ lây truyền các dịch bệnh truyền nhiễm như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm A/H7N9, Mers-CoV...
Các bệnh lưu hành tăng cao tại nhiều khu vực, đặc biệt tại châu Á-Thái Bình Dương. Các bệnh nguy hiểm mới nổi tiếp tục ghi nhận tại châu Phi, châu Á và Trung Đông.
Chuyên gia y tế dự phòng cũng lo ngại, thời gian qua dù một số bệnh giảm sâu, nhưng vẫn xuất hiện các trường hợp mắc rải rác, các ổ dịch tản phát như sốt rét, sởi, tay chân miệng. Một số bệnh đã được khống chế nhưng vẫn ở mức cao như sốt xuất huyết, tay chân miệng.
Riêng về bệnh sốt xuất huyết, ông Tấn cho biết, hiện nước ta có 250.000 ca mắc, 49 ca tử vong. Tại nhiều quốc gia ghi nhận số mắc hàng tuần liên tục tăng cao so với cùng kỳ 2018 và dự báo thời gian tới tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp với số mắc hàng tuần ghi nhận vẫn ở mức cao.
Cũng theo ông Tấn, bệnh sốt xuất huyết liên quan nhiều đến biến đổi khí hậu, ổ bọ gậy nguồn không được dọn dẹp. Do đó, công tác phòng chống dịch bệnh là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa tự giác tham gia các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại cộng đồng. Chính quyền một số địa phương chưa quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch bệnh...
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương cho biết, thời gian qua Bộ Y tế đã chủ động và quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh (đặc biệt là sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng).
Cũng theo Bộ trưởng Y tế, để nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh, Bộ đề nghị các địa phương nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, huy động sự tham gia của các ban, ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.
"Trọng tâm công tác tập trung vào các hoạt động giám sát, truyền thông, quản lý và kịp thời xử lý triệt để các ổ dịch mới phát sinh, không để bùng phát, lan rộng. Đồng thời thực hiện các giải pháp tăng số ngày tiêm chủng tại trạm y tế xã, triển khai tiêm chủng lưu động", Bộ trưởng Y tế nói.