UBND tỉnh Nghệ An tổ chức lấy ý kiến về nội dung dự thảo Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2045.
TheệAnlậpquyhoạchKhuLâmnghiệpcôngnghệcaovùngBắcTrungBộkết quả bóng đá asiano Quyết định số 509/QĐ-TTg , Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An nằm trên hai huyện Nghi Lộc và Đô Lương. Đây là khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên của cả nước với mục tiêu phát triển lâm nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm từ gỗ và lâm sản ngoài gỗ có chất lượng cao theo chuỗi liên kết giá trị.
Khu Lâm nghiệp công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại Nghệ An được quy hoạch với diện tích 618 ha. |
Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung bộ đến năm 2045, với tổng diện tích quy hoạch là 618 ha, bao gồm 3 Phân khu chức năng chuyên biệt. Trong đó, phân khu 1 - Trung tâm sản xuất giống cây lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao với quy mô khoảng 48 ha đặt tại xã Nghi Lâm, huyện Nghi Lộc cung cấp cây giống phục vụ nhu cầu trồng rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ, công suất dự kiến 200 triệu cây/năm.
Phân khu 2 có quy mô khoảng 530 ha tại các xã Nghi Văn, Nghi Kiều (huyện Nghi Lộc) và xã Đại Sơn (huyện Đô Lương). Đây là khu chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ ứng dụng công nghệ cao có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo hướng thân thiện với môi trường. Khai thác và phát huy mọi tiềm năng, lợi thế về vị thế, tiềm năng của vùng như nguyên liệu, lao động tại chỗ, hạ tầng giao thông,... kết hợp hài hòa giữa phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và hình thành các khu dịch vụ theo hướng hiện đại.
Phân khu 3 có diện tích khoảng 40 ha, nằm trên địa bàn xã Khánh Hợp (huyện Nghi Lộc). Đây là khu vực xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử với khách hàng trong và ngoài nước thông qua sàn giao dịch và tổ chức hội chợ quốc tế ngành chế biến gỗ tại Nghệ An; là cơ hội quảng bá gỗ nguyên liệu và các sản phẩm chế biến từ gỗ, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùngcũng như tiếp cận tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới.
Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Khu Lâm nghiệp công nghệ cao sẽ giải quyết lao động khoảng 60.000 đến 70.000 người.
Điều đáng quan tâm là tại Tờ trình số 2768/TTr-UBND ngày 9/4/2024 về việc phê duyệt Đề án mở rộng Khu kinh tếĐông Nam Nghệ An và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An, sau khi mở rộng, 3 phân khu trên của Khu Lâm nghiệp công nghệ cao lại nằm trong ranh giới Khu kinh tế Nghệ An.
Liên quan đến vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ yêu cầu đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến góp ý của các đại biểu để hoàn thiện Đồ án quy hoạch trước ngày 10/5/2024.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp |
Bên cạnh đó, ông Đệ cũng yêu cầu cập nhật thêm các văn bản mới của Trung ương trong thành lập Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2050.
“Các Sở, ngành tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao; các huyện Đô Lương, Nghi Lộc công bố quy hoạch, lấy ý kiến nhân dân trước ngày 5/5/2024. Đối với phân kỳ đầu tư, cần xác định các nội dung dễ làm trước, khó làm sau để thu hút các nhà đầu tư” ông Đệ chỉ đạo.
Cũng theo Phó chủ tịch Tỉnh, Nghệ An mong muốn xây dựng Khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao để xây dựng các mô hình nhằm chuyển giao, đào tạo tiến bộ khoa học kỹ thuật; làm hạt nhân quan trọng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tỉnh sẽ tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi đủ mạnh để thu hút đầu tư, khuyến khích các mô hình sản xuất nông nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ cao.