Eximbank (EIB) lần đầu trả cổ tức sau 8 năm,ầnđầutrảcổtứcsaunămBanlãnhđạokhẳngđịnhkhôngcònđấuđánộibộthứ hạng của persis solo Ban lãnh đạo khẳng định không còn đấu đá nội bộ
Theo chia sẻ của ban lãnh đạo trong đại hội cổ đông Eximbank, nội bộ của ngân hàng đã có được sự ổn định và hướng tới các mục tiêu xa hơn trong tương lai.
Mới đây nhất, ngày 27/05, Đại hội đồng cổ đông thường niên lần thứ 2 của Ngân hàng TMCP Xuất nhập Khẩu Việt Nam(Eximbank, mã CK: EIB) đã được tổ chức với sự tham dự của 159 cổ đông, nắm giữ tỉ lệ tương đương 99,96% tổng số cổ phần.
Trong đại hội cổ đông lần này, bà Lương Thị Cẩm Tú – Chủ tịch HĐQT, ông Ngô Tony - Trưởng ban kiểm soát, ông Trần Tấn Lộc – Tổng giám đốc ngân hàng cùng các lãnh đạo khác đã công bố một số mục tiêu phát triển tới đây của Eximbank như sau:
Tăng gấp đôi lợi nhuận trong năm 2022
Trong năm 2022, mục tiêu lợi nhuận trước thuế của Eximbank sẽ là 2.500 tỷ đồng, tăng tới 107,5% so với năm trước đó. Tổng tài sản của ngân hàng đạt 179.000 tỷ đồng, tăng gần 8% so với cùng kỳ năm trước.
Dư nợ tín dụng kế hoạch năm 2022 đạt 127.149 tỷ đồng, tăng 10% so với năm trước. Đây là mức chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng do NHNN đưa ra, Eximbank sẽ xin phép điều chỉnh hạn mức trong điều kiện thuận lợi sau. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến sẽ không vượt quá mức 1,7%. Huy động vốn tổ chức kinh tế và dân cư mục tiêu đạt 147.600 đồng, tăng 7,4% so với năm trước đó.
Trả cổ tức 20% bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn
Trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông, ban lãnh đạo cũng đã trình thông qua phương án tăng vốn bằng phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận lũy kế suốt 5 năm vừa qua (từ 2017 đến 2021).
Dự kiến ngân hàng sẽ phát hành 245 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức với tỉ lệ 20%. Như vậy, mỗi cổ đông sở hữu 10 cổ phiếu EIB sẽ được nhận thêm 2 cổ phiếu mới phát hành. Việc chi trả cổ tức bằng cổ phiếu mới này sẽ được dự kiến phát hành trong năm 2022, sau khi được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
Theo kế hoạch, số vốn tăng thêm này sẽ được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh mới của ngân hàng, đầu tư cho cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, trụ sở làm việc, đầu tư công nghệ… trong thời gian còn lại của năm 2022.
Có thể thấy rằng đây là lần đầu tiên Eximbank thực hiện việc chia cổ tức cho cổ đông kể từ năm 2014. Cách đây 1 năm, trong ĐHCĐ thường niên 2021 nguyên Chủ tịch ngân hàng là ông Yasuhiro Saitohcho cũng đã cho biết kế hoạch chi trả cổ tức năm 2022. Lần chia cổ tức gần đây nhất là vào năm 2013 với tỉ lệ 4%.
Xây dựng trụ sở Eximbank tại số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TPHCM
Chủ trương xây dựng trụ sở của Eximbank cũng đã được thông qua với địa điểm là khu đất có diện tích 3.513,7m2 nằm tọa lạc tại vị trí đắc địa - số 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TPHCM. Vốn đầu tư sẽ do ngân hàng Eximbank cung cấp 100%.
HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 7 (2020 – 2025) đã được giao lập và trình phê duyệt quy hoạch, phương án kiến trúc, lập báo cáo đầu tư xây dựng tòa nhà Eximbank phù hợp với chủ trương đầu tư của ngân hàng, quy hoạch của thành phố để trình ĐHCĐ trong những kỳ đại hội tiếp theo trước khi thực hiện.
Báo cáo chuyển nhượng 165 triệu cổ phiếu Sacombank
Ban lãnh đạo Eximbank cũng đã có giải trình về việc bán cổ phiếu Sacombank trong giai đoạn 2017 – 2018. Theo đó thì trước thời điểm tháng 11 năm 2017, đơn vị đang sở hữu 165 triệu cổ phiếu STB, tương đương với 8,76% vốn điều lệ của Sacombank.
Tuy nhiên, để đảm bảo quy định của NHNN về tỷ lệ sở hữu cổ phần tại các tổ chức tín dụng, Eximbank đã phải bán ra một lượng lớn cổ phiếu STB để giảm tỷ lệ sở hữu xuống còn dưới 5%. Kế hoạch giá bán tối thiểu cho mỗi cổ phiếu STB do Eximbank sở hữu là 13.000 đồng.
Thực tế, ngân hàng đã bán 142,4 triệu cổ phiếu STB với giá 14.279 đồng/cổ phiếu, thu về 2.033 tỷ đồng tiền mặt. Bên cạnh đó, Eximbank cũng đã bán 22,8 triệu cổ phiếu với giá 12.722 đồng/cổ phiếu, thu về 290 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trong phần hỏi đáp, Ban lãnh đạo cũng đã trả lời một số thắc mắc của cổ đông với các vấn đề sau:
Đấu đá nội bộ:
Bà Lương Thị Cẩm Tú cho biết những vấn đề cổ đông đề cập đã kết thúc ở nhiệm kỳ 6. Còn ở nhiệm kỳ 7, Hội đồng quản trị đã đề ra mục tiêu, đặt lợi ích của cổ đông và sự phát triển của ngân hàng lên hàng đầu.
Cơ sở của BLĐ cho mục tiêu tăng trưởng gấp đôi lợi nhuận:
Ông Trần Tấn Lộc - Tổng Giám đốc giải đáp thắc mắc về mức tăng trưởng gấp đôi lợi nhuận đó là ngân hàng sẽ tái cơ cấu lại nguồn vốn. Đồng thời đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác, phấn đấu cắt giảm chi phí, xử lý các khoản nợ xấu tồn động và kỳ vọng hoàn nhập lợi nhuận trong thời gian tới.
Có hay không sự đan xen lợi ích giữa các nhóm cổ đông?
Bà Lương Thị Cẩm Tú: HĐQT mới nhiệm kỳ VII (2020 – 2025) có sự thống nhất và nhất trí cao của cổ đông, tỷ lệ tham dự đại hội sáng nay gần 95%. Chúng tôi cố gắng đưa Eximbank trở lại quỹ đạo, càng ngày càng đi lên chứ chúng ta hiện nay đang tụt lại quá sâu so với các ngân hàng bạn trên thị trường tài chính Việt Nam.
Không có nhóm cổ đông nào hoặc nhóm lợi ích nào có thể chi phối hoạt động HĐQT Eximbank. HĐQT nhiệm kỳ 7 đảm bảo cho Eximbank phát triển tốt nhất, đảm bảo quyền lợi cho tất cả nhà đầu tư, nhân viên, xã hội. Tất cả đều có mục tiêu chung về chiến lược, hoạt động ngân hàng với kỳ vọng đưa Eximbank trở lại Top 10.