Nguyệt Cát BPO - Nghề nuôi chim yến không chỉ giúp nhiều gia đình trở thành tỷ phú mà còn tạo việc làm và thu nhập ổn định cho lao động tại địa phương. Điển hình là Hội Liêp hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Chơn Thành đã thực hiện có hiệu quả và nhân rộng mô hình “Mỗi hội viên phụ nữ đang phát triển và kinh doanh nghề yến sẽ giúp đỡ, hketqua. net 30 ngày tạo việc làm cho các hội viên khó khăn từ việc sơ chế yến tinh và marketing các sản phẩm từ tổ yến”. Điểm tựa cho hội viên phụ nữ Nhiều năm nay, Công ty TNHH MTV yến sào Nam Phú (Công ty yến sào Nam Phú) được xem là ngôi nhà chung của những hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn thị xã Chơn Thành. Là “thủ lĩnh” Hội LHPN thị xã Chơn Thành, bà Mạc Thị Thanh Bình ngoài kinh doanh, phát triển kinh tế còn gắn công tác an sinh xã hội với công ty của gia đình. Đồng cảm với những hoàn cảnh phụ nữ khó khăn, sức khỏe không tốt, bà Bình đã giới thiệu việc làm phù hợp cho các hội viên. Trường hợp không tìm được việc làm ổn định, bà tạo điều kiện đưa vào làm việc tại công ty của gia đình mình. Công ty TNHH MTV yến sào Nam Phú đang tạo việc làm ổn định cho nhiều phụ nữ hoàn cảnh khó khăn. Trong ảnh: Lao động nữ trong giờ làm việc tại công ty Từng là công nhân cho một công ty sản xuất giày da trên địa bàn thị xã Chơn Thành với mức lương khoảng 7 triệu đồng/tháng, nhưng phải làm việc nhiều giờ và tăng ca liên tục khiến chị Đặng Thị Mị Nương ở phường Hưng Long không sắp xếp được thời gian để chăm lo cho gia đình. Bên cạnh đó, sức khỏe chị Nương cũng không đáp ứng được yêu cầu công việc nên phải nghỉ làm. Trong lúc khó khăn vì thất nghiệp, chị Nương được bà Bình tạo điều kiện làm việc tại Công ty yến sào Nam Phú ở khâu sơ chế. Chị Nương tâm sự: Tôi làm việc ở đây đã hơn 2 năm. Môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, lương ổn định. Thời gian làm việc cũng thoải mái giúp tôi cân bằng được giữa công việc và chăm sóc gia đình. Còn chị Trần Thị Kim Chi ở xã Minh Thạnh, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương bị bệnh hô hấp mãn tính, không phù hợp với công việc tại các khu công nghiệp. Biết được hoàn cảnh, bà Bình đã tạo điều kiện cho chị vào làm việc tại công ty của gia đình. “Công ty yến sào Nam Phú giúp phụ nữ có công việc và thu nhập ổn định, phù hợp sức khỏe. Đặc biệt, công ty rất quan tâm đời sống chị em, người lao động” - chị Chi chia sẻ. “Hiện công ty gia đình tôi tạo việc làm cho 10 hội viên phụ nữ ở khâu sơ chế và bán hàng. Với môi trường làm việc nhẹ nhàng, phù hợp sức khỏe đã giúp hội viên có nhiều thời gian chăm lo gia đình và thu nhập ổn định” - bà Bình cho biết. Lan tỏa cách làm hay Chăm lo cho hội viên phụ nữ có cuộc sống ổn định, mở rộng phát triển kinh tế cũng như khuyến khích phụ nữ khởi nghiệp là một trong nhiều nhiệm vụ, mục tiêu Hội LHPN thị xã Chơn Thành đẩy mạnh thực hiện thời gian qua. Từ cách làm hay và hiệu quả của gia đình bà Bình đã giúp nhiều hội viên phụ nữ khó khăn có việc làm phù hợp. Qua đó, tạo nên phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế trên địa bàn thị xã. Cụ thể, nhiều hội viên kinh doanh trong nghề yến đã chung tay nhân rộng mô hình này. Điển hình là hội viên Nguyễn Thị Thủy ở tổ 2, ấp 4, xã Nha Bích đã đầu tư xây dựng 3 nhà nuôi chim yến; sản lượng yến thu hằng năm khoảng 50kg. Ngoài bán thô, gia đình chị Thủy cũng tinh chế thành phẩm bán ra thị trường. Chị Thủy chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu nuôi yến từ năm 2011. Hiện gia đình có hơn 1.000m2sàn yến. Qua đó, giúp 3 hội viên phụ nữ khó khăn trên địa bàn xã có việc làm sơ chế yến tinh với thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Bà Mạc Thị Thanh Bình, Chủ tịch Hội LHPN thị xã Chơn Thành cho biết thêm: Hiện Hội LHPN thị xã có khoảng 20 hội viên có nhà yến, sơ chế yến tại nhà và kinh doanh trong lĩnh vực yến sào. Qua đó đã tạo việc làm cho nhiều phụ nữ, đồng thời lan tỏa những hành động đẹp giúp nhau vượt khó, đẩy mạnh phong trào phụ nữ khởi nghiệp, phát triển sản xuất, kinh doanh làm chủ kinh tế. |