【7m ti so】Dư luận trái chiều về đề cử Nobel Hòa bình cho ông Trump

 人参与 | 时间:2025-01-27 03:37:13

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump được đề cử giải Nobel Hòa bình đã dẫn đến rất nhiều cuộc tranh luận sôi nổi.

Tổng thống Donald Trump nhận đề cử giải Nobel Hòa bình 2021 về vai trò trong thỏa thuận giữa Kosovo và Serbia. Ảnh: AP

Christian Tybring-Gjedde,ưluậntrichiềuvềđềcử7m ti so nghị sĩ Na Uy và là chủ tịch phái đoàn Na Uy tại Hội đồng nghị viện NATO, giải thích lý do đề cử đương kim tổng thống Mỹ rằng ông Trump đã có những đóng góp cho thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) và Israel, một thỏa thuận mà theo ông là “độc nhất vô nhị”, mang lại hòa bình cho Trung Đông.

Tybring-Gjedde là một trong hai nghị sĩ Na Uy từng đề cử ông Trump cho giải Nobel Hòa bình năm 2018 vì những nỗ lực của nhà lãnh đạo Mỹ trong việc hòa giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.

Năm đó ông Trump không mang giải về, nhưng lần này ông Tybring-Gjedde cho rằng “Donald Trump đáp ứng tiêu chuẩn”.

Còn Ghanem Nuseibeh, một chuyên gia về Trung Đông, cho rằng Nobel Hòa bình nên được trao cho cả ông Trump, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và thái tử Abu Dhabi Sheikh Mohammed Bin Zayed sau thỏa thuận trên.

Sự kiện Tổng thống Donald Trump được đề cử Nobel Hòa bình, như thường lệ, nhận hai luồng ý kiến trái chiều: ủng hộ và phản đối.

Ông Richard Grenell, nhà nghiên cứu tại Viện Chính trị và chiến lược thuộc Đại học Carnegie Mellon và từng là đại sứ Mỹ tại Đức dưới thời ông Trump, cho rằng cần xem xét những gì ông Trump đã làm trong gần 4 năm qua. “Ông Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên trong gần 4 thập niên không khởi động một cuộc chiến tranh mới nào. Ngoài việc tránh xung đột vũ trang, ông Trump đã có các động thái nhằm cắt giảm số quân nhân ở những vùng có xung đột như Afghanistan, Iraq và Syria”, ông Richard Grenell khái quát.

Xa hơn về phía Đông, ông Trump đã áp dụng các nguyên tắc phi bạo lực tương tự. “Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với các lợi ích chiến lược của Mỹ kể từ Chiến tranh lạnh và cuối cùng họ có thể trở thành đối thủ đáng gờm nhất trong lịch sử Mỹ. Trong khi ông Trump chống lại gần như mọi hành động cạnh tranh và gây hấn của Trung Quốc, ông đã làm điều đó một cách rất hòa bình”, ông Richard Grenell lập luận.

Còn cây bút Douglas Murray bình luận trên báo The Telegraph rằng việc đề cử không có nghĩa ông Trump sẽ được trao. Nhưng “dĩ nhiên” ông Trump xứng đáng được đề cử giải Nobel Hòa bình vì nhiều lý do xác đáng.

Trong khi đó, một số chuyên gia cho rằng giải Nobel Hòa bình từ lâu đã không còn uy tín và ý nghĩa thiêng liêng và giờ đang bị biến thành một công cụ chính trị, và việc Tổng thống Mỹ Trump được đề cử giải thưởng này đã khẳng định điều này.

Nhà phân tích chính trị Marat Bashirov cho rằng giá trị của giải Nobel đối với hầu hết mọi người hiện nay chỉ được ước tính bằng tiền chứ không phải là bằng ý nghĩa hay giá trị nào đó.

Theo Tổng Giám đốc Trung tâm Thông tin Chính trị Alexei Mukhin, việc Tổng thống Trump được đề cử giải Hòa bình càng khẳng định sự thất bại của nhóm lựa chọn ứng viên cho giải Nobel.

Tờ The Local bình luận: “Việc được đề cử giải Nobel Hòa bình không đảm bảo rằng ông Trump sẽ giành được nó tại Na Uy, quốc gia về cơ bản không mấy quan tâm tới những động cơ của ông”.

Nhà phân tích chính trị và chuyên gia về các vấn đề nước Mỹ Malek Dudakov nói, cơ hội để ông Trump nhận được giải thưởng là rất mong manh. Ông cho rằng lực lượng tự do, những người có tiếng nói trong việc quyết định các ứng cử viên, không mấy tôn trọng ông Trump, và thậm chí là còn có thái độ tiêu cực.

Hãng tin AFP cho biết Viện Nobel, nơi luôn “kín tiếng” về các đề cử, như thường lệ tiếp tục giữ im lặng và từ chối bình luận. Trong khi đó, theo The Local, trong quá khứ một vài thành viên trong Ủy ban Nobel, gồm 5 người có quyền chọn lựa đề cử, đã đánh điểm trừ cho đề cử của Tổng thống Trump.

Trong lịch sử nước Mỹ đến nay có tổng cộng 4 tổng thống được trao giải Nobel Hòa bình, trong đó có 3 người được trao khi đang tại nhiệm gồm Theodore Roosevelt (trao năm 1906), Woodrow Wilson (1919), Jimmy Carter (2002, tức sau khi nghỉ làm tổng thống) và Barack Obama (2009).

 

NGUYỄN TẤN tổng hợp

顶: 767踩: 31691