【lich thi dau bdn】WCO thúc đẩy hiện đại hoá các chương trình AEO

作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:16:02 评论数:
Chương trình nghị sự “Hội nghị và Triển lãm công nghệ năm 2023 của WCO” Hải quan Việt Nam tham gia hỗ trợ SACU triển khai thực hiện Chương trình AEO Hội nghị AEO toàn cầu lần thứ 6 của WCO tại Thâm Quyến,úcđẩyhiệnđạihoácácchươngtrìlich thi dau bdn Trung Quốc
Quang cảnh phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị, điều phối bởi ông Ian Saunders, Tổng Thư ký WCO
Quang cảnh phiên toàn thể đầu tiên của Hội nghị, điều phối bởi ông Ian Saunders, Tổng Thư ký WCO

Hội nghị thu hút hơn 1.200 đại biểu từ 108 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, bao gồm đại diện các cơ quan Hải quan, các tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ, ngân hàng phát triển. Trong đó có 15 nhà tài trợ và 59 gian hàng của các doanh nghiệp và các nhà cung cấp giải pháp công nghệ tham gia triển lãm tại Hội nghị.

Hội nghị AEO toàn cầu của WCO được tổ chức nhằm mục đích tìm hiểu cách các chương trình AEO và Hiệp định/Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (MRA) có thể đảm bảo thương mại toàn cầu và tăng cường phát triển kinh tế, đồng thời cung cấp diễn đàn để các cơ quan Hải quan, tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ, các trường đại học, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác kết nối với nhau.

Trong 3 ngày hội nghị, 8 phiên họp toàn thể và 6 phiên thảo luận nhóm đã diễn ra với sự tham gia của 80 diễn giả. Các phiên thảo luận đề cập về nhiều chủ đề xoay quanh các xu hướng triển khai chương trình AEO hiện nay và dự đoán sự phát triển trong tương lai, sự tương tác giữa hiện đại hoá thủ tục hải quan và các lợi ích đem lại cho AEO, đánh giá tác động của các chương trình AEO trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an ninh chuỗi cung ứng toàn cầu, mở rộng đối tượng tham gia chương trình AEO cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (MSMEs) cũng như các doanh nghiệp do phụ nữ là chủ, thúc đẩy tính bền vững của dòng chảy thương mại hợp pháp, từ đó giảm thiểu các rủi ro an ninh, an toàn đối với chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị
Đoàn Việt Nam tham gia Hội nghị

Chủ đề được quan tâm nhất trong hội nghị đó là mối liên hệ giữa hiện đại hoá hải quan và các lợi ích đem lại cho các AEO. Một số phiên thảo luận tập trung vào khai thác cách thức các ứng dụng như AI, Máy học, Kết nối vạn vật, công nghệ định vị (GPS) vào hiện đại hoá hải quan cũng như quản lý chuỗi cung ứng. Hải quan các nước đã chia sẻ cách ứng dụng Máy học và AI để phân tích dữ liệu số lớn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ, đồng thời tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, các công ty công nghệ toàn cầu cũng đem tới Hội nghị những giải pháp chuẩn hoá, số hoá và tự động hoá dữ liệu, quy trình và thủ tục, đóng góp vào việc đạt được các mục tiêu của chương trình AEO: thông quan nhanh hơn, thu hút sự tham gia của nhiều DN tuân thủ tốt và quản lý rủi ro hiệu quả hơn.

Hội nghị AEO dành khá nhiều thời gian để các diễn giả thảo luận, phân tích những thách thức và cơ hội đem lại từ các Thoả thuận công nhận lẫn nhau về AEO (AEO MRAs) đã ký kết ở các cấp độ song phương, khu vực và đa phương. Đây là một trong những nội dung quan trọng liên quan đến chương trình AEO. Các đại biểu đưa ra khuyến nghị về những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giám sát thực thi AEO MRAs, nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho các AEOs. Một số thách thức của việc thực hiện AEO MRA của ASEAN (Việt Nam tham gia, ký kết vào tháng 9/2023) cũng được trình bày tại Hội nghị này, xoay quanh vấn đề như: sự không tương đồng về mức độ phát triển các chương trình AEO, tiến độ thực hiện thẩm định chung, yêu cầu tham gia của các bộ, ngành và sự tích cực của khu vực tư nhân.

Đại diện WCO, Hải quan các nước, các tổ chức quốc tế (như Tổ chức Thương mại Thế giới) và Phòng Thương mại và Công nghiệp quốc tế (ICC) chia sẻ sự ủng hộ về việc mở rộng chương trình cho các doanh nghiệp MSMEs và những sáng kiến để nâng cao bình đẳng giới và tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia hệ sinh thái thương mại toàn cầu thông qua việc tham gia vào các chương trình AEO ở các nước. Đánh giá cao vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với sự tham gia của lực lượng lao động yếu thế trong đó có phụ nữ, WTO đã xây dựng chương trình thu thập thông tin của Hải quan các nước có MSMEs tham gia chương trình AEO. Theo đó, có khá nhiều gợi ý về các biện pháp hỗ trợ MSMEs và các doanh nghiệp tham gia mô hình thương mại điện tử tham gia sân chơi chương trình AEO, bao gồm thiết kế tiêu chí, linh hoạt trong việc đánh giá mức độ tuân thủ an ninh, tăng cường đào tạo, tăng cường hợp tác chia sẻ thông tin và xử lý vướng mắc.

Chủ tịch Nhóm làm việc về Khung SAFE của WCO, ông Richard Bargh đã điều phối phiên thảo luận chiến lược về các xu hướng mới, những thách thức tiềm ẩn, những cơ hội định hình sự phát triển của các chương trình AEO trong tương lai và tác động của chương trình này đối với Hải quan, doanh nghiệp và xã hội.

Các đại biểu tham gia chia sẻ và đánh giá cao tác động tích cực của chương trình AEO với gần 100 quốc gia trên thế giới đang triển khai cùng với hơn 108 các Thoả thuận AEO MRAs, đã tạo nên dòng chảy thương mại hợp pháp và an toàn đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển kinh tế, phục hồi sau khủng hoảng Covid-19. Tuy nhiên để thích ứng với sự phát triển liên tục của chuỗi cung ứng, các chương trình AEO cũng cần liên tục nâng cấp, hoàn thiện, hướng tới ứng dụng các công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ AI và thiết bị an ninh thông minh để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro, tạo thuận lợi thương mại và bảo đảm an toàn cho chuỗi cung ứng.

Xu hướng phát triển bền vững và toàn diện của chương trình AEO cũng thu được nhiều sự quan tâm của đại diện Hải quan các nước. Bên cạnh đó, WCO và Hải quan các nước được khuyến nghị cần tăng cường quảng bá cho các cơ quan Chính phủ và tổ chức quốc tế khác để thu hút các cơ quan bộ, ngành khác tham gia nhằm giảm chi phí tuân thủ của Doanh nghiệp và tăng cường hiệu suất quản lý.

Trong phiên họp toàn thể cuối cùng, Hội nghị tập trung thảo luận chủ đề về tăng cường hợp tác, trao đổi, làm tương thích các tiêu chí và cách thức quản lý chương trình AEO với các chương trình an ninh của các cơ quan Chính phủ khác (như chương trình an ninh hàng hoá hàng không, chương trình an ninh bưu chính). Các đại biểu đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phối hợp làm hài hoà các yêu cầu an ninh nhằm mang lại lợi ích đáng kể, hữu hình cho các AEO trong khuôn khổ phối hợp Quản lý biên giới. Các diễn giả từ các tổ chức Quốc tế (ICAO, UPU), Hải quan các nước đã chia sẻ tiến trình hợp tác, hài hoà hóa các quy trình, chuẩn mực, giảm thiểu sự trùng lặp và thúc đẩy sự phối hợp giữa các cơ quan, nhằm mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng và an ninh thương mại.

最近更新