【kết quả trận atletico mineiro】Phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững
VHO - Ngày 18.5,áttriểnKhudulịchquốcgiaMộcChâuxanhvàbềnvữkết quả trận atletico mineiro UBND tỉnh Sơn La tổ chức Hội nghị xúc tiến du lịch, chủ đề “Định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững”. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hồ An Phong, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh và Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân đồng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị có sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện một số tỉnh khu vực Tây Bắc mở rộng, các chuyên gia du lịch, đại diện các công ty lữ hành, cơ quan báo chí, truyền thông, các nhà quản lý du lịch, đại diện các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Từng bước xây dựng và định vị thương hiệu du lịch Mộc Châu
Phát biểu tại Hội nghị, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Sơn La Tráng Thị Xuân cho biết: “Sự kiện Khu du lịch quốc gia Mộc Châu chính thức được Bộ VHTTDL ban hành quyết định công nhận không những tạo nên một thương hiệu mạnh mẽ, bền vững cho du lịch Sơn La mà còn góp phần quảng bá cho khu vực Tây Bắc và du lịch Việt Nam. Đây cũng là sự ghi nhận đối với những cố gắng, lỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự chung sức, đồng lòng của các doanh nghiệp và nhân dân huyện Mộc Châu, Vân Hồ đã xây dựng và định vị thương hiệu này”.
Tuy nhiên, bà Tráng Thị Xuân cho rằng, bên cạnh những thành tựu, những kết quả đã đạt được, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu trong thời gian tới cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong phát triển và khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch. Bên cạnh đó, đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan, môi trường, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng, phát triển đô thị, cũng như những vấn đề về chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, an ninh an toàn cho khách du lịch...
UBND tỉnh Sơn La mong muốn, qua Hội nghị này thu nhận được các ý kiến tham vấn từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia và doanh nghiệp du lịch để tỉnh có cơ sở tiếp tục chỉ đạo, có kế hoạch, chiến lược và giải pháp để định hướng phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, quy mô và tầm vóc của khu du lịch quốc gia trên cơ sở bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và môi trường, hạn chế thấp nhất những tác động không mong muốn mà bài học kinh nghiệm từ các khu du lịch quốc gia, các khu du lịch nổi tiếng đã vấp phải.
Từ đó, đạt mục tiêu phấn đấu đưa Khu du lịch ngày càng phát triển xứng tầm là Khu du lịch quốc gia, khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới; phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch, góp phần tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm nghèo.
Phát triển du lịch Mộc Châu theo hướng là điểm đến hấp dẫn
Ông Nguyễn Đạo Dũng, Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) cho biết: “Trên cả nước hiện nay có 9 khu du lịch quốc gia, 62 khu du lịch cấp tỉnh và 488 điểm du lịch đã được công nhận, ngoài ra có trên 1.700 các điểm đến khác đang tổ chức khai thác sản phẩm, dịch vụ đón khách du lịch”.
Thời gian qua, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam đã tham mưu Bộ VHTTDL trình Chính phủ ban hành Nghị định 30/2022/NĐ-CP ngày 19.5.2022 quy định mô hình quản lý khu du lịch quốc gia, qua đó tạo sự thống nhất, đồng bộ trong công tác quản lý Khu du lịch quốc gia trên cả nước.
Để nâng cao chất lượng hoạt động tại các khu, điểm du lịch và phát triển sản phẩm du lịch, Bộ VHTTDL ban hành nhiều văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác quản lý điểm đến. Trên cơ sở đó, các Sở quản lý nhà nước về du lịch đã tham mưu UBND tỉnh, thành phố ban hành công văn yêu cầu các khu, điểm du lịch trên địa bàn tăng cường công tác quản lý.
Đánh giá tiềm năng, lợi thế phát triển của Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, ông Nguyễn Đạo Dũng cho rằng, mặc dù có nhiều tiềm năng lớn để phát triển nhưng trong quá trình phát triển, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần phải được quan tâm giải quyết.
Trong đó có các vấn đề như: Hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là kết nối giao thông nội vùng, đến các điểm tham quan cần phải được cải tạo, nâng cấp nhằm đảm bảo việc tiếp cận dễ dàng cho khách du lịch.
Công tác đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch còn dàn trải, chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch chưa đồng đều, dẫn đến lượng khách tăng nhưng thời gian lưu trú ngắn và mức chi tiêu chưa tương xứng.
Ông Nguyễn Đạo Dũng nêu một số khuyến nghị để Sơn La phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu theo hướng là điểm đến hấp dẫn, có thương hiệu của khu vực Tây Bắc, trong nước và quốc tế. Từ đó, góp phần phát triển du lịch Sơn La trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giàu bản sắc, có sức cạnh tranh cao, kết nối và thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác cùng phát triển.
Trong đó, đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam nêu 6 vấn đề mà UBND huyện Mộc Châu, Vân Hồ và UBND tỉnh Sơn La cần nghiên cứu, triển khai, định hướng phát triển. Đặc biệt là các vấn đề quy hoạch du lịch; sản phẩm du lịch; liên kết phát triển du lịch liên vùng, liên quốc gia; tăng cường công tác quản lý điểm đến, quản lý chất lượng dịch vụ du lịch, quản lý môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh, thân thiện; đào tạo nguồn nhân lực; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong du lịch….
Điều hành thảo luận tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh đã nếu các vấn đề để đại biểu tập trung thảo luận các chủ đề về tình hình phát triển du lịch ở một số địa phương, bài học kinh nghiệm và những khuyến nghị đối với Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; tư vấn xây dựng các tour du lịch chuyên đề sau chuyến khảo sát, đánh giá của đoàn famtrip tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu từ ngày 17-19.5; công tác chuyển đổi số trong phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu; sự đồng hành của doanh nghiệp trong xây dựng và phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh, bền vững...
Cục trưởng Nguyễn Trùng Khánh cho rằng, các ý kiến, tham luận đưa ra tại Hội nghị rất sát với thực tế, có nhiều bài học kinh nghiệm hay. Các đại biểu đại diện doanh nghiệp du lịch cũng có nhiều đánh giá, kiến giải phong phú về phát triển du lịch Khu du lịch quốc gia Mộc Châu nói riêng, du lịch Sơn La nói chung.
“Đến Mộc Châu như trở về nhà”
Tại Hội nghị, trước khi phát biểu chỉ đạo, Thứ trưởng Hồ An Phong chia sẻ: “Tôi đã đến Mộc Châu, Sơn La cách đây 20 năm, vẫn còn những ký ức thân thương về mảnh đất hoang sơ này, nhất là những bản làng dân tộc giàu bản sắc, mờ ảo trong sương. Có người nói “Mộc Châu đủ gần để khách đến, đủ xa để khách ở lại”. Điều này rất đúng với Mộc Châu và là người hiểu Mộc Châu lắm mới nói như thế. Cách làm của chúng ta đang hướng tới sự chuyên nghiệp, đáp ứng nhu cầu của du khách. Tôi đánh giá cao về điều này”.
“Tôi cho rằng, Sơn La đang đi đúng hướng, hoạch định được con đường phát triển hiệu quả và bền vững, khai thác tiềm năng để phát triển du lịch, đóng góp vào GRDP của tỉnh. Du lịch thúc đẩy sự tăng trưởng của 16 ngành dịch vụ khác. Du lịch làm cho nông thôn nâng tầm đô thị, tạo hàng triệu công ăn việc làm, thay đổi các vùng đất và mang lại những hiệu quả không thể đong đếm được”, Thứ trưởng Hồ An Phong nói.
Sau ít ngày, giờ trải nghiệm ở Mộc Châu, Thứ trưởng ấn tượng với cách làm du lịch của Mộc Châu và những gì mảnh đất này đang cuốn hút khách du lịch. Đó là, sự ấm áp tình người, thân thiện, gần gũi với thiên nhiên. Đến Mộc Châu, khách du lịch như được trở về nhà.
Với mong muốn Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phát triển theo hướng xanh và bền vững ngay từ những bước đầu tiên, Thứ trưởng Hồ An Phong đề nghị UBND tỉnh Sơn La, Sở VHTTDL tỉnh Sơn La, UBND huyện Mộc Châu, UBND huyện Vân Hồ quan tâm đến việc nâng cao nhận thức, hoàn thiện chính sách, phát triển du lịch Mộc Châu - Sơn La.
Quản lý phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu phù hợp với các Quy hoạch đã được ban hành; phát triển theo hướng xanh, sạch, đẹp; áp dụng các hình thức phát triển du lịch “Net zero”, với mục tiêu phát triển xanh, bền vững.
Tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch, đặt trọng tâm cao hơn nữa để Khu du lịch quốc gia Mộc Châu khi đã được công nhận rồi sẽ luôn đảm bảo đi đầu về chất lượng dịch vụ, đảm bảo môi trường du lịch an toàn, văn minh.
Tiếp tục đầu tư, phát triển đồng bộ hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là hạ tầng logistics theo hướng tăng cường liên kết trong tỉnh, liên vùng, liên kết với các trung tâm du lịch lớn của cả nước, liên kết với quốc tế.
Tăng cường quan hệ hợp tác công - tư theo cơ chế thị trường trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”; có cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp lớn đầu tư cho phát triển du lịch Sơn La, du lịch Tây Bắc.
Huy động nguồn lực xã hội ưu tiên đầu tư vào Khu du lịch quốc gia Mộc Châu theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với các thị trường, trong đó chú trọng du lịch chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh; du lịch thể thao…
Chú trọng đào tạo, phát triển nhân lực du lịch, ưu tiên nguồn nhân lực tại chỗ, bảo đảm đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và chất lượng, phù hợp với yêu cầu của cạnh tranh và hội nhập của du lịch Sơn La trong thời gian tới.
Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, bố trí nguồn lực phù hợp, huy động hiệu quả sự tham gia của doanh nghiệp, phối hợp với Bộ VHTTDL, tham gia tổ chức các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia có quy mô, hiệu quả.
Tạo đột phá về quảng bá, xúc tiến điểm đến, nhận diện thương hiệu, hình ảnh điểm đến, sản phẩm du lịch Mộc Châu, Sơn La trên nhiều nền tảng, trên báo chí và mời các KOL.
Thứ trưởng đề nghị Sơn La chú trọng hơn đến việc nghiên cứu, định vị thị trường, khai thác hiệu quả, tăng doanh thu du lịch. Không phải chỉ đón được bao nhiêu khách mà phải hiểu về các thị trường, bên cạnh đó cần có các sản phẩm du lịch đặc sắc, dịch vụ chuyên nghiệp, giá cả hợp lý, môi trường trong sạch, điểm đến an toàn, thân thiện…
Với trách nhiệm và tình cảm với Sơn La, Thứ trưởng Hồ An Phong khẳng định, Bộ VHTTDL sẽ đồng hành với Sơn La trong việc phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu xanh và bền vững; giúp bảo vệ và phát triển nguồn lực tự nhiên và văn hóa của khu vực trong thời gian dài; mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương và đóng góp vào sự phát triển chung của du lịch Việt Nam.