BP- Tại Diễn đàn kinh tế mùa Thu (diễn ra trong hai ngày 27 và 28-9 tại Ninh Bình),ầntriệungườicoacutebằngtừđạihọctrởlecircnlagravemnghềđơngiảgiải cúp đức TS Nguyễn Thị Lan Hương (Viện Khoa học lao động và xã hội) cho biết, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn chưa được cải thiện. Đến 1-7-2014, có trên 22 triệu người không có chuyên môn kỹ thuật hoặc có chuyên môn kỹ thuật nhưng không có chứng chỉ bằng cấp, đang làm những nghề đòi hỏi có chuyên môn kỹ thuật. Trái lại, có tới gần 1 triệu người có trình độ đại học và trên đại học đang làm các nghề yêu cầu chuyên môn kỹ thuật thấp hơn (đặc biệt là các nghề “nhân viên dịch vụ cá nhân, bảo vệ trật tự an toàn xã hội và bán hàng có kỹ thuật”, “nhân viên - chuyên môn sơ cấp, kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy” và “chuyên môn kỹ thuật bậc trung”). Từ đó, không khó hiểu là thu nhập bình quân tháng của lao động Việt Nam không cao và có chênh lệch đáng kể. Theo ngành kinh tế, trong quý 2-2014, thu nhập bình quân tháng của lao động nhóm ngành “nông-lâm nghiệp và thủy sản” vẫn thấp nhất: 3 triệu đồng/tháng, trong khi nhóm ngành “công nghiệp-xây dựng” là 4,3 triệu đồng và nhóm ngành “dịch vụ” là 5,2 triệu đồng. Theo nghề thì thu nhập bình quân tháng trong quý 2-2014 của nhóm “lãnh đạo” là cao nhất (7,7 triệu đồng); tiếp đến là nhóm “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” (6,5 triệu đồng); thấp nhất là nhóm “lao động giản đơn” (3 triệu đồng). Nguồn SGGP |