Thủ tục kiểm tra chuyên ngành cải thiện giúp doanh nghiệp sớm phục hồi Tiếp tục nâng cấp kiểm tra chuyên ngành,ểmtrachuyênngànhvẫnđanglànútthắtcảicámonaco vs lille tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu Kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu: Còn nhiều dư địa để tiếp tục cải cách Cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo đà thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng năm 2023 Thống nhất một đầu mối để khắc phục bất cập trong kiểm tra chuyên ngành Phối hợp kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu: Còn sự "lệch nhịp" giữa các ngành |
Công chức Chi cục Hải quan Yên Bái (Cục Hải quan Hà Nội) kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Ảnh: Linh Nguyễn |
"Nút thắt" là thủ tục kiểm tra chuyên ngành
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi thương mại, duy trì dòng chảy hàng hóa, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa, Tổng cục Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa và giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp.
Thông qua việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản trong lĩnh vực hải quan và các thông tư hướng dẫn, Tổng cục Hải quan đã đề xuất cắt giảm những chứng từ, giấy tờ, trình tự, thủ tục không cần thiết, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, xử lý các vướng mắc phát sinh. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng đã tăng cường nghiên cứu triển khai công tác hiện đại hóa và trang thiết bị hỗ trợ công tác kiểm tra, giám sát hải quan.
Đồng thời, đẩy mạnh công tác đơn giản, tự động hóa quy trình thủ tục hải quan, tạo thuận lợi thương mại (triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN; ứng dụng công nghệ thông tin và dịch vụ công trực tuyến).
Thực tế cũng cho thấy, khi thực hiện các thủ tục về thông quan hàng hóa, doanh nghiệp gặp nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đã được cơ quan hải quan cầu thị, lắng nghe và kịp thời giải quyết.
Tuy nhiên, tiến trình cải cách của ngành Hải quan vẫn đang có một “nút thắt” chưa gỡ được để thủ tục thông quan hàng xuất nhập khẩu thực sự được giải phóng. Nút thắt đó chính là thủ tục kiểm tra chuyên ngành.
Theo ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics Việt Nam, những bất cập về kiểm tra chuyên ngành đang là rào cản đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa. Thời gian thông quan hàng hóa thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan chỉ chiếm khoảng 30%. Điều này cho thấy, giảm thời gian thông quan không chỉ phụ thuộc vào cơ quan hải quan mà cần sự vào cuộc của nhiều bộ, ngành.
Sự cố gắng của một ngành là không đủ Để cải thiện Chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới và chỉ số chung về môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì việc giảm thời gian thông quan hàng hóa, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Muốn làm được, sự cố gắng của một ngành là không đủ. Điều cần thiết chính là sự thống nhất, đồng bộ của cả hệ thống. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký, kiêm Trưởng ban Pháp chế VCCI. |
Đồng tình với nhận định này, bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) cho rằng, nếu các bộ, ngành khác không tích cực vào cuộc thì việc giảm thời gian kiểm tra chuyên ngành sẽ không thể nào thực hiện được. Trong bối cảnh doanh nghiệp đã rất khó khăn trong tìm kiếm được nguồn hàng thì những nỗ lực về cải cách và hỗ trợ các thủ tục hành chính sẽ là một trong những hỗ trợ hữu hiệu, không chỉ giúp doanh nghiệp phục hồi trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn.
Chưa có sự thống nhất, đồng bộ
Những vướng mắc như chính sách quản lý mặt hàng không rõ ràng, còn chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành là vấn đề tồn tại khá lâu. Quyết định 38/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu, ban hành đầu năm 2021 được kỳ vọng sẽ là bước đột phá, tháo gỡ những “nút thắt” bất cập hiện nay.
Để cụ thể hóa những nội dung cải cách Bộ Tài chính chủ trì xây dựng nghị định quy định về cơ chế quản lý, phương thức, trình tự, thủ tục kiểm tra chất lượng và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Trên tinh thần Quyết định số 38/QĐ-TTg, khi xây dựng dự thảo, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan mong muốn đặt ra những “bước đi dài” cho công tác cải cách quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu.
Nêu thêm giải pháp, theo bà Nguyễn Minh Thảo, trong thời gian tới, vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục cải cách, chẳng hạn như vấn đề Danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành. Danh mục hiện nay rất dài, như vậy mặt hàng kiểm tra còn nhiều, có nghĩa là việc kiểm soát còn lớn.
Ngoài ra, phương thức quản lý rủi ro đã được ngành Hải quan áp dụng hiệu quả, nhiều bộ, ngành đã từng bước áp dụng mô hình này nhưng chưa có sự thống nhất, đồng bộ từ các bộ, ngành khác dẫn tới khó khăn cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp khi thực thi.
Bên cạnh đó, để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong thực thi pháp luật, các bộ, ngành và địa phương có thể thay đổi nâng cao hiệu quả dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là liên quan đến văn bản pháp lý, quy định pháp luật, thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận và tạo cơ hội cho doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
Còn theo ông Hiệp, về lâu dài, để cải cách khâu này, đầu mối cuối cùng nên giao cho cơ quan hải quan để thuận lợi cho doanh nghiệp. Bởi vì, cơ quan đại diện cuối cùng quyết định việc thông quan hàng hoá là cơ quan hải quan. Hiện nay, ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc... cơ quan hải quan là đầu mối chấp thuận thông quan.
Trước mắt, kiểm tra chuyên ngành hiện nay chưa thể đưa về một đầu mối thì cần tăng cường chuyển đổi số trong lĩnh vực này để doanh nghiệp không phải in chứng từ giấy về kiểm tra chuyên ngành, không phải đi lại nhiều.../.