【kết quả bóng đá hàn quốc hôm nay】Vướng mắc trong công tác chứng thực

时间:2025-01-10 07:42:07 来源:88Point

Nghị định số 23/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc,ướngmắctrongcngtcchứngthựkết quả bóng đá hàn quốc hôm nay chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch có hiệu lực từ ngày 10-4-2015 đã góp phần không nhỏ trong việc giảm bớt thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch. Tuy nhiên, qua gần 2 năm triển khai thực hiện, Nghị định này đã bộc lộ một số khó khăn cần có giải pháp tháo gỡ.

Người dân thực hiện việc chứng thực giấy tờ tại UBND xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp.

Nghị định 23 ra đời đã cắt giảm và thay đổi nhiều thủ tục, giấy tờ hành chính theo hướng thuận lợi cho người dân. Trước đây, các giao dịch liên quan đến động sản có giá trị dưới 50 triệu đồng người dân phải đến UBND cấp huyện để thực hiện; đối với hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản có giá trị trên 50 triệu đồng thì phải đến các phòng công chứng, còn UBND cấp xã không được giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến động sản, điều này gây không ít bất tiện.

Để khắc phục hạn chế trên, Nghị định 23 đã giao thẩm quyền cho UBND cấp xã được chứng thực các hợp đồng giao dịch liên quan đến tài sản là động sản. Thay đổi này góp phần tạo thuận lợi cho người dân trong việc di chuyển, đồng thời với phần lớn các trường hợp, UBND cấp xã thường nắm rõ về nhân thân, chủ thể giao dịch nên sẽ đảm bảo giải quyết nhanh hơn.

Bên cạnh những kết quả tích cực, qua một thời gian thực hiện Nghị định 23 vẫn có một số khó khăn, vướng mắc đối với các địa phương.

Cụ thể, Nghị định 23 quy định, khi tiến hành chứng thực bản sao từ bản chính sẽ không phải lưu trữ. Thực tế, có những trường hợp bản sao đã được chứng thực, nhưng người yêu cầu chứng thực lại có hành vi gian dối, sửa chữa bản sao khi đã được chứng thực. Việc không lưu trữ bản sao vô tình khiến cơ quan thực hiện chứng thực không có cơ sở để đối chiếu khi có tranh chấp, sai sót xảy ra… Bên cạnh đó, hiện nay các loại giấy tờ được làm giả tinh vi nên người chứng thực rất khó để có thể nhận biết đâu là giấy tờ giả, giấy tờ thật. Nguy cơ càng gia tăng với các loại giấy tờ có giá trị quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bằng tốt nghiệp, hay các loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

Theo chia sẻ của cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, thực hiện Nghị định 23, đối với việc chứng thực bản sao từ bản chính, xã không lưu trữ lại một bản như trước đây mà hiện chỉ lưu trữ đối với các yêu cầu chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng,… của người dân.

 Còn anh Nguyễn Phúc Thịnh, cán bộ tư pháp - hộ tịch xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết: “Khi muốn chứng thực bản sao, người dân chỉ cần đem theo bản chính và các bản đã photo sẵn, sau đó cán bộ tại bộ phận một cửa tiến hành đối chiếu và chứng thực sao y cho người dân. Việc không lưu trữ sẽ giảm bớt được thủ tục và không phải thành lập hội đồng để tiêu hủy như trước. Tuy nhiên, cái khó là nếu có xảy ra hành vi gian dối, sửa chữa lại bản chứng thực hoặc khi cần đối chiếu thì lại không có”.

Hay như việc chứng thực chữ ký, đây chỉ nhằm xác nhận, xác thực là người yêu cầu chứng thực chính là người đã ký chữ ký đó, tức là xác nhận về hình thức, còn nội dung giấy tờ, văn bản thì do người yêu cầu chứng thực chữ ký chịu trách nhiệm.

Tại khoản 3, Điều 25 Nghị định 23 quy định: “Không được chứng thực chữ ký nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực chữ ký có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội, tuyên truyền, kích động chiến tranh, chống chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam; xuyên tạc lịch sử dân tộc…”. Quy định này sẽ không phát sinh vướng mắc nếu giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực chữ ký vào được lập bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu giấy tờ, văn bản đó được lập bằng tiếng nước ngoài thì cán bộ thực hiện chứng thực khó có thể hiểu được nội dung để giải quyết, nhưng cũng không thể từ chối chứng thực... Chính vì vậy, người dân lại phải tốn kém thêm về thời gian và chi phí để dịch các văn bản này rồi mới mang đi chứng thực chữ ký, khi đó cơ quan thực hiện chứng thực mới đủ cơ sở để chứng thực chữ ký cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, chia sẻ: Đối với các trường hợp chứng thực sao y bản chính là văn bằng, các loại giấy tờ song ngữ thì UBND cấp xã có thể tiến hành chứng thực cho người dân, nhưng nếu giấy tờ hoàn toàn bằng tiếng Anh thì người dân phải đến UBND cấp huyện để chứng thực. Bên cạnh đó, với yêu cầu chứng thực chữ ký trong giấy tờ được lập bằng tiếng nước ngoài, rất khó cho cán bộ cấp xã có thể thực hiện việc chứng thực. Do vậy, khi có nhu cầu chứng thực chữ ký trong các loại giấy tờ này, người dân nên nộp bản dịch kèm theo để cán bộ tại địa phương có thể giải quyết nhanh chóng hơn. 

Để Nghị định 23 thực sự đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả cao, thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian tới nhằm khắc phục những vướng mắc đang tồn tại, qua đó đảm bảo công tác chứng thực được thực hiện đúng quy định, hiệu quả và hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra.

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

推荐内容