您现在的位置是:World Cup >>正文

【kết quả siêu cúp】Bộ Xây dựng: Có tình trạng bố trí dân cư không phù hợp với quy hoạch được duyệt

World Cup7867人已围观

简介Một góc đô thị Thành phố Đà Nẵng. Ảnh: P.VBộ Xây dựng đã trả ...

Một góc đô thị Thành phố Đà Nẵng. Ảnh: P.V

Bộ Xây dựng đã trả lời cử tri Đà Nẵng về việc bố trí dân cư tại các địa phương. TheộXâydựngCótìnhtrạngbốtrídâncưkhôngphùhợpvớiquyhoạchđượcduyệkết quả siêu cúpo đó, Bộ Xây dựng nhận được kiến nghị của cử tri Thành phố Đà Nẵng gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV  với nội dung kiến nghị: “Cử tri phản ánh, hiện nay việc bố trí dân cư tại các địa phương chưa đảm bảo phù hợp với các quy hoạch của các cấp và theo quy định của pháp luật về quy hoạch và đất đai; chưa phù hợp với phong tục tập quán của người dân từng vùng, từng địa phương để phát triển bền vững; nhất là dân cư ở vùng miền núi cao, vùng đặc biệt khó khăn”.

Cử tri kiến nghị, Chính phủ quan tâm xem xét, quy hoạch bố trí dân cư mang tầm vĩ mô hơn; quy hoạch trong phạm vi cả nước, cấp tỉnh, cấp huyện nhằm đảm bảo các tiêu chí xây dựng thôn, bản cho phù hợp, dễ quản lý.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng trả lời, hiện nay có 3 quy hoạch liên quan đến việc bố trí dân cư bao gồm: Quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch năm 2017, Quy hoạch sử dụng đất theo Luật Đất đai và Quy hoạch xây dựng (bao gồm đô thị và nông thôn) theo Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Chương II Luật Xây dựng năm 2014. Theo Nghị định số 52/2022/NĐ-CP ngày 8/8/2022 của Chính phủ, Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Quy hoạch xây dựng.

Sau 14 năm thi hành Luật Quy hoạch đô thị, 9 năm thi hành Luật Xây dựng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn đến nay đã cơ bản được ban hành đầy đủ, tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức triển khai thực hiện công tác quy hoạch, phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng, khai thác hiệu quả sử dụng đất, góp phần nâng cao chất lượng không gian, kiến trúc, cảnh quan, môi trường sống của người dân, đóng góp vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế- xã hội, phát triển đô thị - nông thôn, tạo lập môi trường sống, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; đồng thời cũng đã tính đến các nội dung như kiến nghị của cử tri thành phố Đà Nẵng.

Cụ thể, Quy hoạch xây dựng đã tính toán đến vấn đề bố trí dân cư mang tính vĩ mô và có tính hệ thống. Trong hệ thống quy hoạch xây dựng trên phạm vi cả nước đều có quy định nội dung cần nghiên cứu liên quan đến việc bố trí dân cư từ tổng thể đến chi tiết.

Ví dụ như: Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia (có nhiệm vụ xem xét sự cân bằng giữa các vùng miền trong phát triển hệ thống đô thị; tính kết nối hệ thống đô thị trong nội tỉnh; kết nối đô thị trong các vùng đô thị hóa; vai trò các đô thị trung tâm vùng, tiểu vùng; động lực phát triển các đô thị lớn, vừa và nhỏ; nghiên cứu, xác định rõ các yếu tố liên quan đến chất lượng đô thị; đưa ra các định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn cần đưa ra các chỉ số và định hướng gắn với kinh tế phi nông nghiệp và nông nghiệp); Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, quy hoạch xây dựng vùng huyện (là việc tổ chức hệ thống đô thị, nông thôn, khu chức năng và hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong địa giới hành chính của liên huyện, một huyện trong tỉnh phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ).

Hay Quy hoạch đô thị (Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị; Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị; Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất); quy hoạch nông thôn (quy hoạch chung xã có quy định định hướng tổ chức hệ thống trung tâm xã, khu dân cư mới và cải tạo thôn, bản; xác định quy mô dân số, tính chất, nhu cầu đất ở cho từng khu dân cư mới và thôn, bản; định hướng tổ chức hệ thống công trình công cộng, dịch vụ; xác định vị trí, quy mô, định hướng kiến trúc cho các công trình công cộng, dịch vụ cấp xã, thôn, bản; định hướng tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc khu dân cư mới và các thôn, bản cũ; xác định các chỉ tiêu quy hoạch, định hướng kiến trúc cho từng loại hình ở phù hợp với đặc điểm của địa phương); quy hoạch chi tiết điểm dân cư nông thôn (giải pháp cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các công trình kiến trúc, di tích văn hóa hiện có, hướng dẫn cải tạo, xây mới nhà ở có bản sắc kiến trúc phù hợp với từng địa phương; giải pháp cải tạo, xây mới mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ đời sống dân cư trong thôn, bản; các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, đất ở cho các loại hộ gia đình và hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường thôn, bản).

Qua đó có thể thấy rằng, nội dung của các quy hoạch xây dựng đều có vai trò trong việc sắp xếp bố trí dân cư từ Trung ương đến địa phương, từ đô thị đến nông thôn và đảm bảo tính hệ thống (quy hoạch cấp dưới đảm bảo phù hợp với quy hoạch cấp trên); có hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn để tham chiếu đối với từng loại, từng cấp độ quy hoạch xây dựng.

Quy hoạch xây dựng có tính đến việc bố trí dân cư phù hợp với phong tục tập quán của người dân từng vùng, từng địa phương: Các loại và cấp độ quy hoạch xây dựng (bao gồm quy hoạch đô thị và nông thôn) đều được xác định rõ cơ quan có trách nhiệm tổ chức lập từ Trung ương đến địa phương tương ứng với phạm vi quản lý hành chính. Các đồ án quy hoạch xây dựng này đều do UBND các cấp lập (trừ Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn quốc gia). Ví dụ như: Quy hoạch đô thị do chính quyền đô thị tổ chức lập; Quy hoạch xây dựng vùng huyện do UBND cấp huyện tổ chức lập; Quy hoạch chung xây dựng xã do UBND xã tổ chức lập.

Do vậy, việc bố trí dân cư theo từng cấp độ quy hoạch đều được gắn kết với thực tế điều kiện tự nhiên, các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng đơn vị hành chính cụ thể theo từng giai đoạn quy hoạch.

Đồng thời, các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị này đều có quy định lấy ý kiến tham gia của cộng đồng, dân cư góp ý để tạo sự đồng thuận và được quy định rõ tại Điều 20, Điều 21 Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Điều 16, Điều 17 Luật Xây dựng năm 2014.

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Bộ Xây dựng được giao chủ trì hướng dẫn thực hiện công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện, Bộ Xây dựng đã chủ động xây dựng các văn bản pháp luật, tham mưu đề xuất nhiều chương trình Đề án và phối hợp chặt chẽ với các địa phương nhằm tháo gỡ các vướng mắc trong công tác lập quy hoạch nông thôn mới trong đó có việc tổ chức, bố trí dân cư nông thôn ở vùng miền núi cao, vùng đặc biệt khó khăn.

Bộ Xây dựng đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 7/2/2023 về việc định hướng phát triển quy hoạch kiến trúc nông thôn Việt Nam, tạo bản sắc và giữ gìn kiến trúc truyền thống, trong đó có nhiều nội dung liên quan đến việc bố trí dân cư nông thôn như: Nghiên cứu, bổ sung các thiết kế mẫu các công trình dịch vụ tiện ích cộng đồng, đặc biệt với các vùng miền đặc trưng (vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, thiểu số với rất nhiều khó khăn và đặc thù riêng); nghiên cứu các mô hình nhà ở kết hợp với sản xuất, các yếu tố đặc thù riêng về sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy hải sản, tiểu thủ công nghiệp; nghiên cứu và đề xuất các mẫu kiến trúc nhà ở vùng nông thôn, trong đó tập trung vào các mẫu nhà có quy mô vừa và nhỏ, khai thác tốt nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương, ứng dụng được những công nghệ và vật liệu mới giúp giảm giá thành xây dựng phù hợp với khả năng kinh tế của đại bộ phận người dân nông thôn; hướng dẫn cải tạo chỉnh trang nhà ở, tạo dựng được bộ mặt nông thôn mới tại các xã, thôn, ấp; đề xuất giải pháp quy hoạch bảo vệ điểm dân cư nông thôn trong vùng lũ ống, lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi có địa hình chia cắt mạnh.

Tuy nhiên, Bộ Xây dựng cho rằng, thực tế hiện nay vẫn có tình trạng bố trí dân cư không phù hợp với quy hoạch được duyệt hoặc việc bố trí lại các khu dân cư hiện hữu theo quy hoạch được duyệt chậm triển khai theo quy hoạch như phản ánh của cử tri Thành phố Đà Nẵng. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc các địa phương để khắc phục tình trạng này.

Hiện nay, Dự ánLuật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã được Bộ Xây dựng hoàn thiện, đang gửi Bộ Tư pháp thẩm định. Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục rà soát các quy định để đảm bảo pháp luật về quy hoạch đô thị, nông thôn có tính khả thi, phù hợp với thực tế trong đó có nội dung bố trí dân cư theo quy hoạch.

Tags:

相关文章