【kq afc cup】Chuyển đổi số y tế để phục vụ người dân tốt hơn
时间:2025-01-12 18:58:19 出处:Cúp C2阅读(143)
Nền y tế thông minh không giấy tờ
Tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế Quốc gia sáng 30/12,ểnđổisốytếđểphụcvụngườidântốthơkq afc cup Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, năm qua dù phải chống dịch Covid-19 nhưng ngành y tế vẫn nỗ lực chuyển đổi số, bước đầu đã ghi nhận nhiều kết quả đáng khích lệ.
“Chúng tôi không đặt mục tiêu về số lượng mà hướng tới phục vụ người dân tốt hơn, tiếp cận dịch vụ tiện ích hơn, thuận lợi hơn, chất lượng hơn”, Bộ trưởng Y tế nói.
Trong lĩnh vực hành chính, 100% thủ tục hành chính thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4, 100% văn bản tại Bộ Y tế đã được xử lý điện tử và áp dụng chữ ký số.
Bộ cũng vận hành ứng dụng theo dõi tiến độ, chất lượng xử lý văn bản, các điểm khúc mắc trong xử lý văn bản. Đây sẽ là động lực để các đơn vị thuộc Bộ Y tế thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
“Dù là Bộ đầu tiên hoàn thành và về đích trước hạn Chính phủ giao nhưng chúng tôi không vì thế mà hài lòng. Tới đây, Bộ Y tế cam kết cắt giảm tiếp 30% thủ tục hành chính để tạo điều kiện tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp”, Bộ trưởng Y tế thông tin.
Về lĩnh vực công khai y tế, Bộ trưởng Long thừa nhận trước đây ngành y tế luôn có nhiều điều tiếng về giá thuốc, trang thiết bị. Vì vậy tháng 11 vừa qua, Bộ Y tế lần đầu tiên khai trương cổng công khai y tế, minh bạch toàn bộ dịch vụ ngành y tế cung ứng cho người dân.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Bước đầu công khai trên 62.000 dược phẩm, hơn 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, hơn 93.000 kết quả đấu thầu, trên 1.400 cơ sở y tế công khai giá dịch vụ y tế.
Sắp tới, Bộ sẽ từng bước công khai tất cả điểm bán lẻ dược phẩm, giá thực phẩm chức năng, giúp người dân dễ dàng tra được giá thuốc, so sánh giá bán tại các cửa hàng để có lựa chọn phù hợp nhất.
Trong phòng chống Covid-19, công nghệ thông tin đã góp phần rất lớn giúp Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ứng dụng tờ khai y tế điện tử, ứng dụng truy vết Bluezone, bản đồ an toàn Covid-19...
“Đến nay, Việt Nam là một trong những nước chống dịch Covid-19 thành công nhất với mô hình tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất”, Bộ trưởng Y tế nhìn nhận.
Cũng trong đại dịch Covid-19, chỉ sau 45 ngày, Việt Nam đã khai trương 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa và hiện số lượng bệnh viện tham gia mạng lưới này vượt trên 1.500 cơ sở, giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế tuyến trên ngay tại tuyến dưới.
Trong mục tiêu chuyển đổi số y tế đến 2025, 100% cơ sở y tế sẽ tham gia khám chữa bệnh từ xa, bao gồm cả hệ thống y tế tư nhân.
“Có nơi chưa từng mổ sọ não, muốn mổ phải di chuyển bệnh nhân 6 tiếng nhưng như vậy bệnh nhân sẽ tử vong. Nhờ khám chữa bệnh từ xa, được hướng dẫn mổ từ xa, bệnh nhân được mổ ngay tại tuyến dưới, sau 2 tuần rất khoẻ mạnh”, ông Long dẫn chứng.
Với hồ sơ sức khoẻ điện tử cá nhân, trước đây nhiều tỉnh có phần mềm nhưng là “hồ sơ chết” vì không được bổ sung, cập nhật, không được cơ quan y tế sử dụng. Để khắc phục, Bộ Y tế đã phối hợp Bảo hiểm xã hội Việt Nam thiết lập gần 98 triệu hồ sơ sức khoẻ với 42 chuyên khoa điều trị ngoại trú.
Theo Bộ trưởng Y tế, từ tháng 7/2021, tất cả trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú sẽ phải có hồ sơ sức khoẻ cá nhân, bỏ hoàn toàn giấy, nếu không có sẽ không được thanh toán Bảo hiểm y tế.
Trong hôm nay, Bộ Y tế sẽ chính thức khai trương thêm Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20 và Mạng lưới y tế Việt Nam.
Mạng lưới y tế Việt Nam giống như mạng xã hội kết nối tất cả bác sĩ trên cả nước. Bộ Y tế yêu cầu mỗi bác sĩ tuyến trên phải kết bạn, hướng dẫn 4 bác sĩ tuyến tỉnh, 4 bác sĩ tuyến huyện và 2 nhân viên y tế tuyến xã.
Ứng dụng V20 sẽ tạo ra thay đổi toàn diện cho gần 12.000 trạm y tế trên khắp cả nước. Trước đây, mỗi trạm y tế tốn 50-70% thời gian để viết, báo cáo dữ liệu giấy, có nơi quản lý 78 cuốn sổ, nơi ít là 35 cuốn, giờ sẽ sử dụng duy nhất một phần mềm. Từ tháng 1/2021 sẽ bắt đầu áp dụng trên toàn quốc.
Cũng trong thời gian qua, 10 bệnh viện đã bắt đầu bỏ bệnh án giấy, thay bằng bệnh án điện tử, nhiều cơ sở y tế sử dụng robot trong phẫu thuật, sử dụng AI trong chẩn đoán hình ảnh, điều trị Covid-19.
“Mục tiêu của ngành y tế là xây dựng nền y tế thông minh. Cơ sở y tế dành thời gian cho khám bệnh chữa bệnh chứ không phải dành thời gian cho thủ tục, giấy tờ”, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh.
Bộ TT&TT sẽ đồng hành cùng ngành y tế
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá, trong thời gian qua, Bộ Y tế là đơn vị tiên phong, đi đầu về chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống Covid-19.
Trong năm 2020, Bộ Y tế tích cực triển khai văn bản điện tử, số lượng gấp 1,5 lần so với năm trước với trên 55.000 văn bản; trên 95% văn bản có chữ ký số; cập nhật 5/5 chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo…
Theo Bộ trưởng Dũng, chuyển đổi số muốn triển khai tốt cần xử lý tốt 3 mối quan hệ: trong nội bộ cơ quan nhà nước; giữa cơ quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; chuyển đổi số trong đơn vị sự nghiệp cung ứng dịch vụ công.
“Chúng tôi cho rằng đây mới chỉ là những kết quả bước đầu, thời gian tới Văn phòng Chính phủ sẽ tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Trong chuyển đổi số, cần đặc biệt lưu ý an toàn dữ liệu vì đây là vấn đề sống còn”, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ lưu ý.
Tại hội nghị, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhìn nhận, y tế và giáo dục là 2 lĩnh vực đầu tiên được ưu tiên chuyển đổi số do liên quan đến nhiều người dân nhất, độ bao phủ rộng nhất, tiêu tốn nhiều ngân sách nhất. Đây cũng là 2 lĩnh vực nền tảng của một quốc gia phát triển.
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, khi chuyển đổi số, hàng trăm ngàn bác sĩ có thể kết nối với các hộ gia đình thực hiện khám bệnh từ xa, dần dần tiến tới bác sĩ gia đình kiểu mới.
Theo Bộ trưởng Hùng, chuyển đổi số y tế, hay y tế số là sự phát triển tiếp theo của y tế điện tử, nhưng có tính đột phá.
Y tế điện tử chỉ sử dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ y tế, như bệnh viện, nhưng cách thức vận hành cơ bản vẫn như cũ.
Với Y tế số, dùng công nghệ số là chính và trọng tâm là tập trung vào người bệnh, thay đổi mô hình, cách thức cung cấp dịch vụ y tế.
Bệnh nhân nay sẽ trở thành khách hàng. Dữ liệu y tế vốn bị bỏ quên thì nay sẽ trở thành tài sản lớn nhất, tạo ra sự khác biệt lớn nhất trong chăm sóc sức khoẻ. Y tế vốn do nhà nước đầu tư là chính thì nay sẽ có thêm nguồn lực là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực y tế.
“Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá. Đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. Chuyển đổi số y tế có thể hiện thực hoá ước mơ này”, Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.
Khi chuyển đổi số, hàng trăm ngàn bác sĩ có thể kết nối với các hộ gia đình thực hiện khám bệnh từ xa, dần dần tiến tới bác sĩ gia đình kiểu mới.
Bộ trưởng TT&TT nhìn nhận, đại dịch Covid-19 chính là “cú huých trăm năm”, nhất là đối với ngành y tế. Năm 2020, ngành y tế đã có những thay đổi về chuyển đổi số nhiều hơn so với hàng chục năm trước đó.
“Hãy để những thay đổi mạnh mẽ này không dừng lại mà còn nhanh hơn. Bộ TT&TT cam kết đồng hành cùng Bộ Y tế trong hành trình chuyển đổi số. Bộ Y tế hãy giao nhiệm vụ cho Bộ TT&TT chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đưa công nghệ số vào mọi ngõ ngách của lĩnh vực y tế. Việt Nam có một lực lượng các doanh nghiệp công nghệ số hùng hậu, với gần 60.000 doanh nghiệp và trên 1 triệu lao động, sẵn sàng giải được hầu hết các bài toán của ngành y tế. Việc 5 năm có thể làm 1 năm”, Bộ trưởng TT&TT cam kết.
Thúy Hạnh
Hiện thực hóa giấc mơ chăm sóc sức khoẻ mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá
Y tế số có thể giải được bài toán chăm sóc sức khoẻ cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và cá thể hoá. Đây là mơ ước lớn nhất của nhân loại. CĐS y tế có thể hiện thực hoá ước mơ này.
猜你喜欢
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Chiếc ô tô SUV ‘hot’ của Ford đang được giảm giá 40 triệu đồng/chiếc tại Việt Nam
- Quốc gia nào đang sở hữu giá nhà ở cao cấp đắt đỏ nhất thế giới?
- Xây dựng nhà an toàn cho người dân vùng bão lũ
- Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
- Sáng tạo là ‘xương sống’ để doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn tầm
- EVN đề xuất sửa biểu giá điện, kiểm tra chặt hóa đơn tiền điện
- Khởi nghiệp từ Blockchain: Doanh nghiệp cần nhiều hơn một ý tưởng
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024