【bxh argentina b】Nghệ nhân đặc biệt…

Gần 20 năm qua,ệnhnđặcbiệbxh argentina b cuộc sống của anh gắn với cây đờn ghi-ta phím lõm và những câu vọng cổ ngọt lịm. Gọi anh là nghệ nhân, anh Huỳnh Quốc Toàn, ở ấp Mỹ Hiệp 3, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, ngại ngùng nói, mình chỉ là người tìm đến đờn để quên đi nỗi bất hạnh. Rồi riết trở thành cái nghề để sống...

Anh Quốc Toàn trong một hội thi về đờn ca tài tử.

Tiếng đờn là động lực sống

Nhiều lần gặp anh Toàn ở các liên hoan đờn ca tài tử do tỉnh tổ chức, tôi rất ấn tượng, bởi anh là nhạc công duy nhất bị khiếm thị. Thế nhưng, nhìn cách anh thể hiện các bài bản tài tử trên sân khấu, cũng như hòa đờn cùng ban nhạc, sự thăng hoa, bay bổng của anh như lan sang người nghe, làm cho những bản khi vui, lúc buồn trở nên sâu lắng, lay động lòng người. Vì tiếng đàn ấy, tôi đã tìm đến nơi anh sinh sống và hoàn toàn bất ngờ với cuộc sống một thân một mình đầy khốn khó. Dù cuộc đời bất hạnh, nhưng sự lạc quan của anh là chưa bao giờ mất.

Với anh, niềm vui bên tiếng đờn, lời ca tiếp thêm sức mạnh để anh vượt qua những khó khăn, thử thách của cuộc sống. Anh kể, lúc mới sinh, anh đã có bệnh về mắt và ánh sáng cứ mờ dần, dù đã chữa trị nhiều nơi. Đến hơn 2 tuổi, anh chỉ còn cảm nhận được ánh sáng rất ít và không lâu sau cam chịu cuộc sống trong bóng tối cho đến bây giờ.

May mắn cho anh là năm 13 tuổi, gia đình gởi lên học tại trường nuôi dạy trẻ khuyết tật ở thành phố Cần Thơ. Anh được dạy kỹ năng để sống, tự làm tất cả để có thể tồn tại, nên sau mấy năm học ở trường, anh tự tin hơn khi giao tiếp, dần quên đi những mặc cảm.

Cũng tại ngôi trường ấy, anh đã biết đến cây đờn ghi-ta phím lõm, khi trường mời nghệ nhân về dạy đờn cho học sinh. Vậy là anh được học. Thích đờn cổ từ nhỏ, nay được dịp học, anh đã dồn hết tâm huyết để lần từng phím đờn và sau một năm miệt mài, anh vững vàng hơn, đờn được sáu câu vọng cổ. Từ đó, anh có nơi để giãi bày, tìm vui trong cuộc sống. Không ngờ cây đờn đã gắn bó với anh đến tận bây giờ. Không chỉ đờn sỏi ghi-ta phím lõm, anh còn tự học thêm các nhạc cụ khác như: cò, kìm, sến, bầu... Vì biết đờn, khi trở về nhà, anh bắt đầu phát huy, dần trở thành cái nghề nuôi mình. “Gia đình đâu có bảo bọc cho mình hoài được. Lớn rồi cũng phải bươn chải để kiếm cái ăn. Có cái nghề, tôi vừa thỏa đam mê, gửi gắm nỗi niềm và cũng kiếm được tiền, nên cuộc sống bớt cực”, anh chia sẻ.

Giải thưởng tiếp thêm sức mạnh

Còn nhớ cách đây 3 năm, khi Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật, báo chí, chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, được một người bạn giúp đỡ, anh đã mạnh dạn gởi tác phẩm “Mùa xuân con hát về Người” dự thi, bất ngờ đạt giải nhất thể loại ca cổ. Tác phẩm này được chọn gởi tham gia cấp Trung ương và đạt luôn giải khuyến khích. Năm đó, anh được ra Hà Nội nhận giải. Đây là lần đầu tiên trong đời được đến thủ đô và cũng là lần anh có được niềm vui, mà đến giờ, mỗi khi nhắc lại, anh vẫn giữ nguyên niềm xúc động, hạnh phúc.

Với anh, giải thưởng là một chuỗi những bất ngờ. Đây cũng là sáng tác đầu tay sau bao năm biết đờn. Anh nói, anh cảm nhận về Người qua những câu chuyện kể, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mà anh nghe được. Rồi anh đặt hết cảm xúc của mình để viết về vị Cha già của dân tộc với tất cả lòng kính yêu... Giải thưởng này tiếp thêm sức mạnh để anh viết tiếp và sắp tới đây, anh cũng đang thai nghén một tác phẩm nữa để dự thi.

Trước đây, anh chỉ đờn cổ, chủ yếu cho người ta hát ở quán, nhưng mấy năm nay, anh tìm hiểu về tài tử nhiều hơn và tập tành đờn các bài bản tài tử. Anh bắt đầu say mê và tham gia vào các hội thi, hội diễn đờn ca tài tử, cũng như các lớp tập huấn để nâng cao kiến thức, rồi mày mò tự học, nuôi dưỡng cảm xúc để sáng tác. Có thêm một đam mê mới, anh lại say sưa khám phá, ngày càng hiểu được giá trị của loại hình nghệ thuật độc đáo này…

Lâu rồi, anh từng có một gia đình riêng ấm cúng, có một cô con gái xinh xắn, ngoan ngoãn. Cứ tưởng hạnh phúc ấy bù đắp cho chuỗi ngày bất hạnh của mình. Nhưng rồi, có lẽ tình yêu của họ chưa đủ mạnh để vượt qua những khó khăn của cuộc sống, nên hạnh phúc ấy không được bền lâu. Vợ và con gái vẫn sống gần đó, thường xuyên qua lại để chăm sóc, giúp anh những việc anh không tự làm được. Anh cười: “Số mình vậy rồi. Buồn cũng đâu giúp được gì. Thôi thì cứ vui vẻ mà sống. Tôi cũng có nhiều bạn bè, cũng thường đến đây chơi, rồi nhận dạy đờn cho học trò nữa. Vậy cũng vui rồi. Vợ chồng còn cái nghĩa như vậy là may mắn lắm”.

Sự phấn đấu vươn lên của một nghệ nhân khiếm thị khiến những ai một lần gặp sẽ nể phục. Trong câu chuyện về cuộc đời mình, chưa bao giờ anh kể với gương mặt buồn, mà luôn là nụ cười rất tươi. Chính sự lạc quan, mạnh mẽ này đã giúp anh vượt qua những khó khăn, thử thách, mặc cảm để sống tốt, hòa nhập với cộng đồng.

Trong căn phòng trọ chưa đầy 20m2, anh vẫn miệt mài với niềm đam mê này, vừa đi đờn cho đám tiệc, vừa nhận dạy học trò. Ai cần mua các loại đờn cổ nhạc, anh lên tận Cần Thơ hoặc Thành phố Hồ Chí Minh lựa, mua về. Anh nói, phải đi tận nơi, thử đờn hay mới mua được, nên hơi cực… Tích góp để mong có ngày, anh thực hiện được ước mơ của mình là có được một nơi nho nhỏ để bán các nhạc cụ và truyền nghề cho những ai yêu thích đờn…

Bài, ảnh: VĨNH TRÀ

Ngoại Hạng Anh
上一篇:SHB thuê máy bay đưa cổ động viên sang Thái Lan tiếp lửa đội tuyển Việt Nam
下一篇:Bổ sung quy định thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân