当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket quả bóng đá hôm qua】Thách thức 2012

【ket quả bóng đá hôm qua】Thách thức 2012

2025-01-10 00:57:12 [Thể thao] 来源:88Point

thach thuc 2012

Phác họa năm 2012 đầy thách thức ngay cả với những ông lớn trên TTCK Việt Nam để thấy thị trường cần rất nhiều sự hỗ trợ.

Lần bảo vệ kế hoạch kinh doanh 2012 thứ nhất của Tập đoàn FPT diễn ra cuối tháng 11 để ngỏ nhiều nội dung cần phải xem xét. Định hướng đầy tham vọng của HĐQT công ty này với mức tăng trưởng 30% cho năm 2012 là áp lực lớn với tất cả các bộ phận trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Song sẽ không nhiều doanh nghiệp lớn dám đặt ra thách thức như vậy với một cỗ máy khổng lồ.

Một lãnh đạo của FPT cho biết,áchthứket quả bóng đá hôm qua sau khi phân tích sơ bộ những khó khăn và thuận lợi, các công ty con của FPT đề nghị để họ thảo luận, xây dựng và hoàn thiện lại kế hoạch để cuối tháng 12 toàn Tập đoàn có một buổi bảo vệ kế hoạch kinh doanh năm 2012 nữa. Sau cuộc họp này mới có thể nói được mục tiêu tăng trưởng 30% cho năm 2012 có thể đưa vào kế hoạch hay không. Hiện còn quá nhiều điều phải xem xét.

Ông Trương Đình Anh, Tổng giám đốc FPT nói: "Để đạt mục tiêu đề ra, chúng tôi sẽ tấn công trên mọi mặt trận, bất kỳ sản phẩm gì mới, thị trường nào mới, có tiềm năng lợi nhuận, FPT đều tham gia. Khi đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động trong Tập đoàn, những con số, doanh số cụ thể họ mang lại sẽ là thước đo số 1".

Song FPT là một tập đoàn tư nhân, cho phép phát huy tối đa yếu tố năng động và quyết đoán của bộ máy lãnh đạo. Sẽ không nhiều doanh nghiệp mạo hiểm như thế. Nói về năm 2012, lãnh đạo Tổng CTCP Xuất nhập khẩu Vinaconex cho biết, Tổng công ty đang đứng trước nhiều khó khăn về nguồn tài chính với áp lực về nguồn vốn triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh và áp lực trả nợ ngân hàng, thanh toán 2.000 tỷ đồng trái phiếu đến hạn.

Vinaconex đã đầu tư dự án và đầu tư tài chính vượt quá năng lực tài chính hiện có. Trong khi đó, những dự án có mức đầu tư lớn của Tổng công ty như dự án Xi măng Cẩm Phả, dự án nước Sông Đà đã hoàn thành và đi vào sản xuất trong điều kiện thị trường tiêu thụ không thuận lợi, cùng với biến động nguyên liệu đầu vào nên tiếp tục tiềm ẩn rủi ro: kết quả kinh doanh lỗ lớn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu.

Với thị trường BĐS ảm đạm như hiện nay, các dự án kinh doanh bất động sản lớn mà Vinaconex đang triển khai có tiến độ thực hiện trong thời gian dài theo nhiều giai đoạn như Splendora, khu đô thị mới Tây Mỗ chưa mang lại doanh thu và lợi nhuận trong tương lai gần.

Ngoài ra, một số dự án xây lắp có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (Bảo tàng Hà Nội, Đại lộ Thăng Long), Vinaconex phải ứng vốn để thực hiện, công tác thanh quyết toán công trình (đã hoàn thành) còn nhiều vướng mắc về mặt thủ tục hồ sơ.

Có thể do khó khăn khách quan và cả sự thiếu kiên quyết của lãnh đạo doanh nghiệp trong thực hiện thoái vốn những đơn vị lớn như Xi măng Cẩm Phả đã dẫn tới cuộc chia tay của một số cổ đông lớn với doanh nghiệp.

Ông Phan Minh Tuấn, Phó tổng giám đốc DragonCapital nói: "Chúng tôi nhiều lần nhấn mạnh Vinaconex cần sớm tái cơ cấu Xi măng Cẩm Phả, nếu không chúng tôi sẽ thoái vốn". Năm 2010, Vinaconex chưa làm được, năm 2011 càng khó khăn, Dragon Capital và một số tổ chức lớn đã nói lời giã từ.

Phải xử lý dứt điểm được hậu quả của dự án Xi măng Cẩm Phả trong năm 2012, Vinaconex mới có thể đạt được tốc độ tăng trưởng 15%, trả cổ tức cho cổ đông 12-15%/năm.

Ngay doanh nghiệp có lợi thế rất lớn về thị trường và mặt hàng xuất khẩu như CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cũng chưa đặt kế hoạch lợi nhuận mạnh dạn.

Ông Lê Văn Điệp, Phó tổng giám đốc Công ty cho biết, hiện Minh Phú đang chịu lãi vay 20%/năm cho khoản phát hành trái phiếu 700 tỷ đồng. Riêng khoản vay kỳ hạn 3 năm này, mỗi năm Công ty phải trả 140 tỷ đồng tiền lãi, chưa kể các khoản vay ngắn hạn, vay dài hạn khác.

Lãi suất trái phiếu thả nổi, vì thế lợi nhuận năm 2012 của Công ty sẽ phụ thuộc rất lớn vào ẩn số này, đó là chưa kể yếu tố "nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây" sẽ tác động chủ yếu đến nguồn nguyên liệu thủy sản.

Tuần qua, giới đầu tư còn đón nhận thông tin không mấy tích cực về định mức tín nhiệm của khối doanh nghiệp lớn. Standard & Poor's hạ điểm tín nhiệm của Hoàng Anh Gia Lai do những khó khăn trong hoạt động và thanh khoản của Công ty.

Trong thông cáo của Standard & Poor's, nhà phân tích Weekhim Loy thuộc hãng định mức tín nhiệm này nói: "Việc hạ điểm tín nhiệm phản ánh quan điểm của chúng tôi cho rằng, tình hình hoạt động và thanh khoản của Hoàng Anh Gia Lai sẽ còn yếu trong vòng 6 - 12 tháng tới. Điều này xuất phát từ những thách thức đối với Công ty trong lĩnh vực phát triển địa ốc. Việc Hoàng Anh Gia Lai chưa được phép khởi động các mỏ khai thác quặng sắt ở Lào và Campuchia càng làm tình hình khó khăn thêm".

Cũng theo công bố của hãng này, cả 3 ngân hàng lớn của Việt Nam gồm Vietcombank, BIDV và Techcombank trong đợt xếp hạng gần nhất đều bị hạ điểm tín nhiệm. Thông cáo của S&P chia sẻ một nhận định chung về cả 3 ngân hàng là tình hình vốn và lợi nhuận từ "yếu" đến "rất yếu".

Vài nét phác họa về một năm 2012 đầy thách thức ngay cả với những ông lớn trên TTCK Việt Nam để thấy thị trường rất cần nỗ lực và quyết tâm của không chỉ riêng ai.

Theo Báo Đầu tư

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读