【kết quả darmstadt】Chứng khoán tuần: Kiểm chứng sự phản ứng với tin xấu từ Mỹ

Nhà cái uy tín 2025-01-24 23:19:17 6

chứng khoán tuần

Phiên cuối tuần qua khá hứng khởi khi thị trường quay đầu phục hồi với mức tăng tốt của VN-Index lên 686,ứngkhoántuầnKiểmchứngsựphảnứngvớitinxấutừMỹkết quả darmstadt26 điểm. Chỉ còn vài phiên nữa là thị trường tạm dừng giao dịch cho kỳ nghỉ dài dịp Tết Nguyên đán 2017. Thông thường thị trường sẽ ít biến động những ngày cuối năm (âm lịch), nhưng thông tin mới nhất về sự thất bại của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dường (TPP) có thể là cú sốc ngắn hạn.

Lo lắng với những thay đổi chính sách khó đoán của Mỹ

Thị trường tháng 1 không có nhiều biến động tiêu cực chủ yếu vì những gì xấu nhất đã phản ánh hết vào giá cổ phiếu trước đó. Mặt bằng thông tin tĩnh lặng và bắt đầu nhen nhóm những kỳ vọng mới về kết quả kinh doanh. Nếu không có gì quá sốc, rất có thể thị trường sẽ có được một nhịp tăng trưởng với hiệu ứng thường thấy từ mùa báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm.

Tuy nhiên thời điểm hiện tại, một ẩn số mới đang xuất hiện, đó là những thay đổi chính sách khó đoán khi Mỹ thực hiện chuyển giao quyền lực. Ngay sau lễ nhậm chức ngày cuối tuần 21/1/2017 (giờ Việt Nam), Tổng thống mới của Mỹ đã ngay lập tức tuyên bố Mỹ sẽ rút khỏi TPP và thúc đẩy tái đàm phán về Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), một thỏa thuận được Mỹ, Canada và Mexico ký kết vào năm 1994.

TPP bị đình trệ và tương lai không chắc chắn đã được thị trường phản ánh đầy lo ngại từ trước, nhưng đâu đó vẫn có những hi vọng khác. Lần đầu tiên một cam kết chính sách khi tranh cử đã được thực thi và điều này có thể khiến thị trường lo lắng hơn, nhất là vào thời điểm mặt bằng thông tin rất bình lặng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh phần nào những lo ngại về TPP từ trước, bằng chứng là các cổ phiếu dệt may trải qua một chu kỳ giá xuống dài hạn suốt từ tháng 7/2015 đến tận hôm nay. Những thông tin mới nhất về quan điểm của Mỹ với TPP chỉ là sự xác nhận cuối cùng những lo ngại đó. Điều này có thể không gây sốc lớn như trước, nhưng chắc chắn sẽ tạo những lo ngại trong ngắn hạn.

Thực tế năm ngoái, khi TPP kết thúc đàm phán, đã có hàng trăm bản báo cáo phân tích về triển vọng cất cánh của nền kinh tế Việt Nam – quốc gia hưởng lợi nhất về TPP. Dòng vốn đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực như dệt may tăng vọt, cũng như việc tăng trưởng đầu tư mở rộng của chính các doanh nghiệp trong nước. Các công ty chứng khoán xuất bản hàng chục báo cáo phân tích từng doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi như thế nào từ TPP. Giờ đây tất cả những thứ đó có nguy cơ trở thành "giấy lộn". Sự thay đổi đó không thể không tạo ra những xáo trộn trên thị trường chứng khoán, ít nhất là làm thay đổi định giá kỳ vọng đối với các cổ phiếu có liên quan đến TPP.

Một báo cáo kinh tế vĩ mô của Việt Nam xuất bản đầu tháng 12/2016 của HSBC cho rằng sự thất bại của TPP chắc chắn là một trở ngại. “Một lập trường thương mại hạn chế hơn nữa của Mỹ có khả năng sẽ làm tổn thương hoạt động xuất khẩu và đầu tư ở những nước như Việt Nam – những nơi mà Mỹ chiếm khoảng 1/5 doanh thu xuất khẩu”.

“Nếu như Mỹ bắt đầu giảm việc nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó chưa hết khi Trung Quốc cũng có thể cảm thấy gánh nặng của lập trường hạn chế thương mại của Mỹ. Nếu điều đó xảy ra, nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng nhập khẩu Việt Nam cũng sẽ giảm nhiều (đặc biệt là đối với các thành phần được sử dụng để tái xuất từ Trung Quốc đến Mỹ). Các tác động gián tiếp của chính sách thương mại hạn chế của Mỹ do đó cũng tạo một lực cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam”.

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HSX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 20/1

Giá đóng cửa ngày 16/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 20/1

Giá đóng cửa ngày 16/1

Mức tăng (%)

CDO

3.32

4.73

-29.81

KAC

9.54

6.82

39.88

SGT

4.13

5.5

-24.91

ATA

0.68

0.57

19.3

KSH

1.89

2.41

-21.58

NVT

1.87

1.62

15.43

ANV

4.4

5.2

-15.38

TIX

34.95

30.6

14.22

TYA

10.4

12.2

-14.75

BTT

35.05

30.85

13.61

FDC

24.05

28.2

-14.72

LDG

6.35

5.63

12.79

HID

14.9

17.3

-13.87

MDG

13

11.55

12.55

HQC

1.88

2.18

-13.76

LCG

4.52

4.07

11.06

KHA

35.5

41.05

-13.52

CTG

17.9

16.6

7.83

VNG

10.6

12.2

-13.11

ADS

22.25

20.75

7.23

10 cổ phiếu biến động tăng/giảm lớn nhất trên HNX trong tuần

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 20/1

Giá đóng cửa ngày 16/1

Mức giảm (%)

Mã CK

Giá đóng cửa ngày 20/1

Giá đóng cửa ngày 16/1

Mức tăng (%)

SIC

8

13.1

-38.93

PIV

12.9

9.2

40.22

KDM

11.3

15.3

-26.14

TV3

39.3

32.6

20.55

PCG

5.8

7.8

-25.64

BHT

8.5

7.2

18.06

TET

22.1

29

-23.79

LCS

3.3

2.8

17.86

DST

23.2

30.1

-22.92

BSC

35.2

30.1

16.94

PPP

10.4

13

-20

SDG

23.6

20.5

15.12

PDC

3.6

4.5

-20

CTS

7.3

6.4

14.06

SGH

16.1

20.1

-19.9

VE4

12.2

10.8

12.96

INN

55.9

69.5

-19.57

KHL

0.9

0.8

12.5

PXA

1.3

1.6

-18.75

KMT

10.1

9

12.22

Chờ thị trường kiểm chứng

Rất may mắn là thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có thêm 3 phiên giao dịch nữa trong tuần sau. Đó là thời gian để kiểm chứng phản ứng của thị trường đối với thông tin TPP thất bại. Nếu thị trường không xuất hiện những biến động xấu thì có khả năng những lo ngại liên quan đến TPP đã được thẩm thấu hết từ trước. Thông tin này sẽ không gây ảnh hưởng thêm nữa trong thời gian tới.

Tuy nhiên, vấn đề gây lo ngại lại không chỉ riêng với câu chuyện TPP. Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tạm nghỉ 8 ngày. Đó sẽ là quãng thời gian mà bất kỳ thay đổi chính sách nào từ Mỹ dưới chính quyền mới cũng có thể diễn ra. Nếu đó là những thay đổi bất lợi, thị trường sẽ dồn nén và biến động bù sau khi mở cửa trở lại.

Nói cách khác, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đi vào hồi gay cấn trước đây, thị trường chứng khoán toàn cầu biến động giật cục trước mỗi thông tin gây sốc thì bây giờ, thời điểm thực sự gây sốc đã đến. Các thay đổi chính sách có thể được thay đổi bất kỳ lúc nào và thật sự gây tác động, chứ không chỉ là những phát ngôn bình thường nữa.

Phần lớn các thay đổi chính sách của Mỹ sẽ tác động đến thị trường bên ngoài và ít ảnh hưởng trực tiếp lên thị trường Việt Nam. Từ khá lâu rồi, ít nhất từ giữa tháng 11/2016, thị trường Việt Nam lệch nhịp so với thị trường thế giới. Đó có thể là một khoảng đệm tâm lý hiệu quả vào lúc này. Tuy nhiên bất kỳ giả định nào cũng cần trải qua kiểm nghiệm thực tế trên thị trường. Nếu thị trường coi trọng các biến động từ bên ngoài, đó sẽ có thể là thời điểm rắc rối xuất hiện.

Quy mô giao dịch toàn thị trường 2 tuần vừa qua

Ngày

Tổng giá trị khớp lệnh (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài mua (tỉ đồng)

Tổng giá trị Nước ngoài bán (tỉ đồng)

9.1.2017

2,198.6

187.5

146.4

10.1.2017

2040.1

173.655

186.792

11.1.2017

2128.8

184.071

155.72

12.1.2017

2051.6

114.76

211.78

13.1.2017

1939.8

163.893

139.443

16.1.2017

1,898.6

161.738

128.443

17.1.2017

1,963.8

187.6

246.165

18.1.2017

1,884.5

210.239

199.519

19.1.2017

1,766.7

181.192

268.229

20.1.2017

1,992.7

335.3

164.5

Trọng Nghĩa

本文地址:http://app.marimbapop.com/news/300f799552.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh

198 phạm nhân được đặc xá

Thiệt mạng do phạm luật

Tập huấn Luật Bảo vệ môi trường và Luật Khí tượng thủy văn

Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’

Hành vi bắt cóc bị xử lý như thế nào?

Mô hình tự quản giữ gìn ANTT ở Bù Gia Mập

Nguyên tắc công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử

友情链接