当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kq vô địch đức】Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin 正文

【kq vô địch đức】Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin

来源:88Point   作者:World Cup   时间:2025-01-25 23:49:21

Với nhiều hiệu quả thiết thực nên mô hình “Ngày thứ sáu nghe dân nói” ở xã Đông Phước A đã được nhân rộng.

Bài 2: Nhân rộng và lan tỏa

Đến thị trấn Ngã Sáu,kq vô địch đức huyện Châu Thành để tìm hiểu kết quả thực hiện mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, vốn được nhân rộng từ mô hình “Ngày thứ sáu nghe dân nói” của xã Đông Phước A. Mô hình ở thị trấn Ngã Sáu ra mắt thực hiện dù chưa lâu, vào ngày 30-12-2022, nhưng bước đầu mang lại hiệu quả và chiếm được nhiều cảm tình của người dân.

Người dân phát biểu ý kiến tại buổi đối thoại “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” do xã Đông Thạnh tổ chức.

Hiệu quả nhân rộng

Trao đổi với phóng viên về mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” đang được thị trấn triển khai thực hiện, ông Nguyễn Văn Mỹ, ở ấp Đông Mỹ, thị trấn Ngã Sáu, bày tỏ sự hài lòng. Trước hết, ông hài lòng vì lãnh đạo thị trấn xuống tận ấp để nghe người dân nói; người dân không cần lên thị trấn, chỉ cần ngồi ở ấp cũng có thể gặp gỡ, giãi bày tâm tư, nguyện vọng với cán bộ.

Sự hài lòng của ông Mỹ còn dành cho thái độ cầu thị, gần gũi và biết quan tâm giải quyết những vấn đề người dân phản ánh của lãnh đạo địa phương. Chính ông Mỹ đã thấy việc này. Khi buổi đối thoại “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” tổ chức ở ấp Đông Mỹ, ông Mỹ phản ánh trên địa bàn có tụ điểm đá gà, đánh bài ăn thua bằng tiền.

“Sau đó, lãnh đạo Đảng ủy, UBND thị trấn chỉ đạo cho công an giải tán, cho các trường hợp ký cam kết không tái phạm. Giờ đây, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ấp đã ổn định, người dân yên tâm lao động sản xuất”, ông Mỹ chia sẻ.

Còn người dân ở ấp Thuận Hưng, thị trấn Ngã Sáu cũng rất phấn khởi khi thấy đoạn đầu tuyến lộ ở khu dân cư vượt lũ nằm trên địa bàn đã được đổ đá, không còn bị ngập nước. Trước đó, khi đối thoại với lãnh đạo thị trấn, bà con phản ánh tuyến lộ nơi đây bị xuống cấp, gây khó cho việc đi lại. Chính quyền liền giải quyết…

Nối tiếp thành công của xã Đông Phước A, thị trấn Ngã Sáu khi thực hiện mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” luôn đặt yếu tố “gần dân, trọng dân, làm thực chất, không hứa suông” lên hàng đầu.

Đều đặn vào ngày thứ sáu của tuần cuối tháng, Tổ đối thoại với công dân do đồng chí Bí thư Đảng ủy thị trấn làm tổ trưởng đến tận ấp để gặp gỡ, đối thoại với Nhân dân. Đến nay, đã tổ chức đối thoại với dân tại tất cả 7 ấp trên địa bàn, ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp liên quan đến tình hình sạt lở đất, sửa chữa các tuyến lộ giao thông nông thôn, tình hình an ninh trật tự, hỗ trợ vốn vay cho hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công tác quản lý trật tự xây dựng…

Ông Trần Văn Hiền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy, Chủ tịch HĐND thị trấn Ngã Sáu, cho biết, hiệu quả do mô hình mang lại là số vụ khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp ở địa phương giảm so với trước. Bởi lẽ, những khó khăn, bức xúc của người dân khi mới khởi phát đã được giải quyết dứt điểm.

Nhân rộng mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” được tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy Châu Thành rất quan tâm, khi tổ chức sơ kết, rút kinh nghiệm và ban hành kế hoạch nhân rộng tại tất cả xã, thị trấn trong toàn huyện. Để việc này đạt hiệu quả cao, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Châu Thành chú trọng theo dõi, giám sát thực hiện ở các xã, thị trấn. Lãnh đạo Ban thường xuyên sắp xếp thời gian dự đối thoại tại các đơn vị, qua đó theo dõi, nhắc nhở đảm bảo việc nhân rộng mang lại hiệu quả thực chất.

Thống kê từ tháng 9-2022 đến nay, với mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn ở huyện Châu Thành đã gặp gỡ, tiếp xúc, đối thoại với Nhân dân được trên 250 cuộc, có hơn 5.000 lượt Nhân dân tham dự, với gần 1.000 lượt hộ dân phát biểu, gần 2.000 lượt ý kiến.

Trên cơ sở đó, lãnh đạo các xã, thị trấn tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân để có những điều chỉnh trong quá trình lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cũng như kịp thời xử lý, giải quyết những kiến nghị của Nhân dân từ cơ sở, hạn chế các kiến nghị vượt cấp.

Quá trình thực hiện phát sinh một số vấn đề bức xúc của người dân thuộc thẩm quyền cấp huyện, thì các xã, thị trấn chủ động xác định những vấn đề cụ thể, tiến hành trao đổi và mời một số ngành của huyện cùng dự để trực tiếp trao đổi, hướng dẫn cho người dân. Từ đó, một số vụ việc kéo dài trong lĩnh vực đất đai ở một số xã, thị trấn đã được giải quyết, nhất là việc giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện, tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân.

Nhân rộng trong toàn tỉnh

Thực tế cho thấy, nơi nào mà mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” được triển khai thực hiện thì cấp ủy, chính quyền nơi đó nhận được lời khen về sự gần gũi, giải quyết tốt công việc của dân. Mô hình này đã trở thành “thương hiệu” của huyện Châu Thành được nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh đến học tập kinh nghiệm. Đáng nói là nhiều người dân ở huyện Châu Thành xem mô hình là hoạt động quen thuộc, là diễn đàn để người dân phản ánh ý kiến, tham gia bàn bạc, giám sát công việc của chính quyền địa phương.

Theo ông Lê Công Lý, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, từ hiệu quả của mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” của huyện Châu Thành, nhiều địa phương trong tỉnh đã học tập vận dụng để có những cách làm hay trong việc tập hợp, vận động, tuyên truyền, lắng nghe và kịp thời giải quyết, kiến nghị yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của người dân. Với mô hình này, thời gian qua, rất nhiều vụ việc lớn nhỏ đã được giải quyết trực tiếp, những vấn đề không thuộc thẩm quyền cũng được ghi nhận để đề xuất lên cấp trên, hạn chế tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, góp phần mở rộng dân chủ, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội. Với nhiều hiệu quả mang lại nên việc nhân rộng mô hình là rất cần thiết.

Giờ đây, sự lan tỏa của mô hình đã vượt khỏi phạm vi huyện Châu Thành, bởi vào ngày 13-9-2023, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang ban hành Công văn số 900 ngày 13/9/2023 đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức thực hiện và nhân rộng mô hình trên địa bàn tỉnh.

Cấp ủy, chính quyền thị trấn Ngã Sáu vận động đổ đá đoạn đầu tuyến lộ khu dân cư vượt lũ ở ấp Thuận Hưng.

Sự chỉ đạo này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy là cơ sở rất quan trọng để mô hình được triển khai thực hiện rộng rãi trong toàn tỉnh, tạo ra cầu nối giúp cấp ủy, chính quyền ở cơ sở gần gũi, gắn bó hơn với người dân. Đây còn là bước cụ thể hóa thực hiện Quy định số 11 ngày 18/2/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân.

Ngày 1-1-2024 tới đây, Hậu Giang sẽ kỷ niệm 20 năm thành lập tỉnh. Vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, tỉnh trẻ đã khẳng định được thành tựu phát triển ấn tượng trong 20 năm qua. Đặc biệt là năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 13,94%, mức cao nhất kể từ khi thành lập tỉnh, đứng thứ tư cả nước. Trong 6 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế vươn lên đứng đầu cả nước, đạt 14,21%.

Kết quả ấy không phải ngẫu nhiên mà có, đó là dấu son của sự đoàn kết, thống nhất của toàn Đảng bộ, chính quyền với các tầng lớp nhân dân. Ở đó, các cấp ủy, chính quyền trong tỉnh luôn gần dân, chăm lo đời sống người dân và nỗ lực giải quyết những vấn đề khó khăn, bức xúc trong dân. Còn người dân luôn tin tưởng, đồng lòng, ủng hộ hoạt động của các cấp ủy, chính quyền, sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân và gia đình để phục vụ cho sự phát triển chung.

Truyền thống đoàn kết keo sơn, nghĩa tình trọn vẹn giữa Đảng bộ, chính quyền và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh sẽ càng thêm bền chặt khi mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” được nhân rộng hiệu quả, tạo tiền đề xây dựng một tỉnh Hậu Giang phát triển ổn định, sớm trở thành tỉnh khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong Công văn số 900 ngày 13/9/2023 về tổ chức thực hiện và nhân rộng mô hình “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trên địa bàn tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng hướng dẫn về thành phần, hình thức, nội dung tổ chức thực hiện mô hình, trong đó thống nhất về thành phần, nội dung trong thực hiện mô hình; theo dõi, kiểm tra, giám sát, khảo sát và đôn đốc các cấp ủy tổ chức triển khai thực hiện nhân rộng mô hình, kịp thời báo cáo, thỉnh thị ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong quá trình tổ chức thực hiện.

Xác định việc giải quyết, trả lời ý kiến của người dân là yếu tố quan trọng để mô hình phát huy hiệu quả nên Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Ban cán sự đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành chức năng trả lời, xử lý các kiến nghị của Nhân dân thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh và các sở, ngành trong quá trình thực hiện mô hình.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy còn lưu ý các huyện, thị, thành ủy phải xây dựng kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện mô hình trên địa bàn quản lý. Trong đó, chú trọng nêu cao vai trò trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương để tổ chức thực hiện mô hình đảm bảo hiệu quả thực chất, tránh hình thức…

 

Mô hình nhân rộng trên địa bàn huyện Châu Thành và toàn tỉnh là “Ngày thứ sáu tuần cuối hàng tháng nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”, bổ sung thêm từ “nói dân hiểu, làm dân tin” so với mô hình “gốc” thực hiện ở xã Đông Phước A.

Theo Ban Tuyên giáo Huyện ủy Châu Thành, việc bổ sung từ “nói dân hiểu, làm dân tin” nhằm nhấn mạnh yêu cầu cấp ủy, chính quyền ở cơ sở phải tăng cường sự gần gũi với người dân. Sau khi đã “nghe dân nói” (lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, các vấn đề khó khăn, bức xúc trong dân) thì phải “nói dân hiểu” (tăng cường thông tin, tuyên truyền để cho dân hiểu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các phong trào, nhiệm vụ ở địa phương) và đặc biệt là phải “làm dân tin” (giải quyết dứt điểm các vấn đề người dân phản ánh, tích cực chăm lo đời sống người dân).

 

Bài, ảnh: T.SƠN - C.LÌNH

标签:

责任编辑:Nhận Định Bóng Đá