Thể thao

【nhận.định bóng đá】Doanh nghiệp FDI ở Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu

字号+ 作者:88Point 来源:Nhà cái uy tín 2025-01-10 23:00:39 我要评论(0)

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế vẫn đang ẩn chứa nhiều biến động khó lườn nhận.định bóng đá

Trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế vẫn đang ẩn chứa nhiều biến động khó lường,ệpFDIởViệtNamvàchuỗigiátrịtoàncầnhận.định bóng đá việc thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị bền vững đang được coi là một trong các yếu tố quyết định để phục hồi và tạo đà bứt phá cho khu vực doanh nghiệp nói riêng và tăng trưởng kinh tế đất nước nói chung. Trong đó, doanh nghiệp FDI giữ vai trò quan trọng, thực hiện nhiệm vụ tiên phong và chính yếu kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu.

Tình hình tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam

Việt Nam có một số điểm mạnh trong thu hút FDI, mà các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm. Trước hết, tình hình an ninh, chính trị ổn định là điều kiện quan trọng để quyết định đặt nền móng hoạt động đầu tư lâu dài tại Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có vị trí địa lý giao thương thuận lợi với thế giới, vừa là trung tâm kết nối của khu vực, vừa là cửa ngõ để thâm nhập các nền kinh tế ở khu vực phía Tây bán đảo Đông Dương.

Việt Nam cũng sở hữu lực lượng lao động dồi dào, có chất lượng với chi phí lao động rất cạnh tranh. Thêm vào đó, việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do là cơ hội tốt để kết nối Việt Nam với thị trường của khu vực và thế giới. Thể chế, luật pháp và sự minh bạch của Việt Nam ngày càng hoàn thiện gắn với hội nhập, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư yên tâm hoạt động lâu dài.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 384 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án FDI ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 226,5 tỷ USD, tương đương gần 59% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với gần 60,1 tỷ USD (chiếm 15,6% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 28,9 tỷ USD (chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư).

Đến nay, đã có 139 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký trên 70,6 tỷ USD (chiếm 18,4% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản xếp thứ hai với gần 60,3 tỷ USD (chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore, Đài Loan và Hồng Kông.

Đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó TP. Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 48,2 tỷ USD (chiếm 12,5% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là Hà Nội với 35,9 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư); Bình Dương với gần 35,5 tỷ USD (chiếm 9,2% tổng vốn đầu tư).

Có thể thấy, khu vực FDI đã hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI không những là mắt xích quan trọng, mà còn tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, thể hiện qua những đóng góp lớn trong xuất khẩu. Tính chung trong năm 2020, khu vực FDI xuất siêu 34,6 tỷ USD kể cả dầu thô, bù đắp phần nhập siêu 15,6 tỷ USD của khu vực trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 19 tỷ USD (Cục Đầu tư nước ngoài, 2020).

Doanh nghiệp FDI đã và đang tham gia sâu vào chuỗi là một cơ hội tốt để doanh nghiệp trong nước tìm hiểu và học hỏi việc chuyển giao kiến thức về công nghệ, kỹ năng quản lý, tìm hiểu thị trường, thiết lập quan hệ với khách hàng lớn… Nhận thức được tầm quan trọng đó, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với chính phủ một số nước về các dự án nâng cao năng lực doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam để đủ sức tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, thông qua các doanh nghiệp FDI.

Chẳng hạn như, ngày 24/9/2019, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Ðầu tư đã khởi động Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (Dự án LinkSME). Trong khuôn khổ Dự án này, hơn 22 triệu USD sẽ được giải ngân đến năm 2023 nhằm tăng cường khung kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp đầu chuỗi (Gia Huy, 2019). Thông qua đó, doanh nghiệp FDI chủ động chuyển hướng tìm kiếm nguồn cung từ doanh nghiệp trong nước, giúp tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc đảm bảo thông tin, đơn giản hóa quy trình tiếp cận, giảm phí kết nối…

Mặt khác, Chính phủ cũng ban hành khung chính sách về phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực và công nghệ của các nhà cung cấp trong nước nhằm tạo thuận lợi cho liên kết với doanh nghiệp FDI, đồng thời giúp họ tiếp cận thị trường nước ngoài. Gần đây nhất, Nghị quyết số 115/NQ-CP, ngày 06/8/2020 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ với mạng lưới khoảng 1.000 doanh nghiệp có đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, đã khẳng định sự quan tâm và giải pháp cụ thể của Nhà nước.

Có thể thấy, Việt Nam gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI đã mang lại những lợi ích đáng kể về tăng trưởng và việc làm từ hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI vẫn chưa kết nối mạnh mẽ với khu vực tư nhân trong nước.

Thực vậy, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung chủ yếu vào khâu gia công và lắp ráp, nên ngành công nghiệp nói chung và các doanh nghiệp trong nước chỉ có thể tham gia khâu trung gian mang lại giá trị gia tăng thấp, chưa thể giành được phân khúc ở khâu thượng nguồn mang lại giá trị gia tăng cao, như: nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế sản phẩm, phân phối sản phẩm, chăm sóc khách hàng…

Hơn nữa, nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao của Việt Nam có hàm lượng nhập khẩu cao, do đó con số đóng góp ròng vào nền kinh tế của các doanh nghiệp FDI không cao như vẻ ngoài. Điều này phản ánh sự thâm nhập hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua việc trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI sản xuất hàng xuất khẩu. Về cơ bản, hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước được tích hợp gián tiếp vào các chuỗi giá trị toàn cầu (chứ không phải là nhà xuất khẩu trực tiếp) và sản xuất các linh kiện không quan trọng (ngoại vi) của chuỗi giá trị thượng nguồn hoặc tham gia vào việc lắp ráp hạ nguồn (Ngân hàng Thế giới, 2017).

Khả năng kết nối giữa doanh nghiệp FDI với mạng lưới doanh nghiệp trong nước còn yếu bởi các lý do chính, như: năng lực của doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cao của doanh nghiệp FDI để có thể tham gia cung ứng trong chuỗi giá trị. Bản thân lãnh đạo các doanh nghiệp trong nước còn rụt rè, thiếu chủ động trong hướng tiếp cận tới doanh nghiệp lớn để kết nối và hợp tác, sợ rủi ro, nên chưa dám đầu tư nâng cao năng suất, đổi mới hệ thống quản trị, quản lý quy trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm.

Trong khi đó, doanh nghiệp FDI khi xác định vào một thị trường bất kỳ, họ đã có sẵn phương án hoạt động cụ thể, thậm chí đã khép kín và có thể vận hành ngay, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc phải kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Do vậy, thực tế là, bỏ qua những lợi ích như: việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thì rõ ràng doanh nghiệp FDI vẫn sẵn sàng vận hành theo tiếng gọi của mục tiêu lợi nhuận, không dễ dàng chấp nhận doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng của mình, nếu chưa đáp ứng đủ các tiêu chuẩn khắt khe của doanh nghiệp đầu chuỗi.

Một điều đáng lưu ý là, mặc dù số lượng doanh nghiệp cũng như tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam ngày càng tăng, song hầu hết các doanh nghiệp này chỉ mới tham gia vào mạng lưới sản xuất quốc tế từ những sản phẩm có hàm lượng lao động lớn, như: dệt may, chế biến thực phẩm, công nghiệp nhẹ, sản xuất linh kiện máy móc…, mà vẫn bỏ trống khoảng thị trường vốn là thế mạnh của Việt Nam trong nông nghiệp hiện đại…

Mặt khác, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thường hoạt động theo chiến lược “Trung Quốc + 1”, nghĩa là các doanh nghiệp nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á khác, như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar... Vì thế, một số chuyên gia đã cảnh báo, nhiều doanh nghiệp FDI nhỏ vào Việt Nam chỉ để làm vệ tinh – nhà cung cấp cho các dự án FDI lớn hơn. Những doanh nghiệp FDI như vậy có thể lấn át các nhà cung cấp trong nước, cản trở khu vực tư nhân nội địa hòa nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu và hưởng lợi từ sự lan tỏa của công nghệ và quản trị (Hương Dịu, 2019).

Đề xuất giải pháp

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia sâu vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cũng như đang phải chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, thì sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu là yêu cầu và cũng là cơ hội để doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững. Tuy nhiên, chúng ta lại tham gia chuỗi giá trị trên cơ sở chính là sự dẫn dắt của các công ty đa quốc gia, thuộc mạng lưới doanh nghiệp FDI, dẫn đến một số hậu quả như sự thiếu ổn định và bền vững của việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, rủi ro mắc vào bẫy thu nhập trung bình. Do đó, bên cạnh việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp FDI, thì cần phải xét đến cả tính chủ động trong xây dựng và phát triển nền công nghiệp hiện đại dựa trên các lợi thế độc lập của quốc gia. Tác giả đề xuất một số giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất,Chính phủ Việt Nam cần tiếp tục có các giải pháp tích cực để cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thu hút FDI. Theo đó, cần chủ động tháo bỏ các hàng rào thuế quan đối với doanh nghiệp FDI; ưu đãi doanh nghiệp FDI vào các lĩnh vực mà Việt Nam cần đầu tư phát triển, như: trí tuệ nhân tạo, robot, dữ liệu lớn, công nghệ tài chính... Ngoài ra, cần đưa doanh nghiệp FDI vào tìm hiểu và đầu tư ở những khoảng trống trong ngành công nghiệp du lịch, nông nghiệp công nghệ cao... Cần kịp thời nắm bắt thời cơ, bởi chính trong thời điểm sau một năm chống dịch Covid-19 thành công, một số công ty mẹ trong chuỗi giá trị toàn cầu đã chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam.

Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng cường công cụ kiểm soát hoạt động FDI (kê khai giá trị tài sản, trốn thuế, tránh thuế, chi qua thuế…), đồng thời tìm kiếm, sàng lọc ra các nhà đầu tư FDI có chất lượng.

Thứ hai, cần một cơ chế phối hợp “ba bên - ba chân kiềng - ba trụ cột”, trong đó Nhà nước là bệ đỡ, các doanh nghiệp FDI là trung tâm và hạt nhân, doanh nghiệp trong nước là những vệ tinh lan tỏa. Chính phủ có chính sách khuyến khích thu hút, nhưng cũng yêu cầu các doanh nghiệp FDI cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các thành phần doanh nghiệp khác trong nước với phương châm cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp hiệu quả, bền vững.

Khi Chính phủ, chính quyền các địa phương thiết kế các khu công nghiệp riêng dành cho đầu tư FDI, cũng phải tính đến sự nối kết với các khu cụm công nghiệp dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Khi thu hút doanh nghiệp công nghệ cao, chúng ta không chỉ chú ý đến kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp nội địa, mà phải tạo điều kiện, khuyến khích các doanh nghiệp, tập đoàn thiết lập các trung tâm và mở rộng hoạt động R&D với sự tham gia của đội ngũ kỹ sư trong nước.

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động tổ chức đào tạo cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên phạm vi cả nước, chú trọng đào tạo nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp về chuỗi giá trị. Bản thân doanh nghiệp cũng cần thay đổi tư duy, chủ động nâng cấp một cách toàn diện để tiếp cận với “chuẩn điều kiện” các doanh nghiệp FDI, nghĩa là nâng cao năng lực công nghiệp nội tại, hướng bền vững và dần trở thành “nhà sản xuất”, thay vì “nhà lắp ráp”. Mặt khác, tiếp tục phát huy sức sáng tạo và linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh mới, nhanh nhạy tận dụng các cơ hội thị trường; huy động mọi nguồn lực đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và nguồn nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp FDI và tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị trong nước và quốc tế./.

Tài liệu tham khảo

1. Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2020). Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài năm 2020

2. Ngân hàng Thế giới (2017). Báo cáo Việt Nam: Tăng cường năng lực cạnh tranh và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ - Bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế

3. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (2020). Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2020

4. Hương Dịu (2019). Doanh nghiệp chịu sức ép lớn khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, truy cập từ https://haiquanonline.com.vn/doanh-nghiep-chiu-suc-ep-lon-khi-tham-gia-chuoi-gia-tri-toan-cau-102402-102402.html

5. Văn Giáp (2019). Giải pháp nào cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi nông sản toàn cầu, truy cập từ https: //bnews.vn/ giai-phap-nao-cho- doanh-nghiep-viet-tham-gia-chuoi-gia-tri-nong-san-toan-cau-/136774.html

6. Gia Huy (2019). Khởi động Dự án thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa, truy cập từ http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Khoi-dong-Du-an-thuc-day-cai-cach-va-nang-cao-nang-luc-ket-noi-cua-doanh-nghiep-nho-va-vua/20199/26557.vgp

7. UNCTAD (2020). World Investment Report 2020

Phan Thị Ngọc Hoa, Khoa Quốc tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

(Theo Tạp chí Kinh tế và Dự báo)

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
  • Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga

    Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga

    2025-01-10 22:27

  • Thailand names road after Hồ Chí Minh

    Thailand names road after Hồ Chí Minh

    2025-01-10 21:29

  • Ngành Hải quan hoàn thành đúng tiến độ các đề án, chương trình

    Ngành Hải quan hoàn thành đúng tiến độ các đề án, chương trình

    2025-01-10 21:20

  • Cần tác động từ nhiều phía

    Cần tác động từ nhiều phía

    2025-01-10 20:25

网友点评