88Point88Point

【tỷ số bóng đá u19】Học và làm theo Bác hành trang cho hành trình mới: Bài 1: Chỉ thị của ý Ðảng, lòng dân

Báo Cà MauVai trò gương mẫu, đi đầu của cá nhân lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng để “giữ lửa” việc học và làm theo Bác. (Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng (thứ ba từ trái sang) dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau).

LTS:Chặng đường 10 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 5 năm thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng khẳng định việc học và làm theo Bác trở thành kim chỉ nam, sợi chỉ đỏ xuyên suốt từ trong nhận thức đến việc làm của từng cá nhân, tập thể, từ cán bộ, đảng viên đến quần chúng Nhân dân. Mỗi việc làm tử tế trở thành một bông hoa đẹp tô thắm thêm sắc hương trong vườn hoa Bác Hồ.

Thế nhưng, vẫn còn đâu đó những cán bộ, đảng viên tham ô, nhũng nhiễu, phiền hà Nhân dân; có những chi bộ lúng túng trong việc lựa chọn nội dung sinh hoạt chuyên đề để việc học và làm theo Bác trở thành việc làm thường xuyên, liên tục...; có cả thực trạng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hình thức, chưa đi vào chiều sâu và lắng lại sau cuộc vận động. 

Vai trò gương mẫu, đi đầu của cá nhân lãnh đạo là yếu tố rất quan trọng để “giữ lửa” việc học và làm theo Bác. (Trong ảnh: Phó Bí thư Tỉnh uỷ Cà Mau Phạm Bạch Ðằng (thứ ba từ trái sang) dâng hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh Cà Mau).

Hơn 5 năm qua, việc thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh quan tâm, đẩy mạnh, gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính trị, xây dựng Ðảng, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng và bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. Ðến nay, việc học tập và làm theo Bác đã trở thành việc làm thường xuyên, đi vào chiều sâu, có sức lan toả mạnh mẽ, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh.

Liều thuốc quý

Tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị trong tỉnh, Chỉ thị 03 như “liều thuốc quý” tác động đến tính tự giác của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, tạo sức lan toả sâu sắc đến toàn Ðảng bộ, quân và dân trong tỉnh.

Ðến làm việc tại trụ sở Ðảng uỷ, UBND xã Tân Hưng Tây (huyện Phú Tân) nhiều người ấn tượng bởi thái độ làm việc nghiêm túc và quy củ của đội ngũ cán bộ, công chức nơi đây. Bí thư Ðảng uỷ xã Tân Hưng Tây Nguyễn Vũ Sơn cho hay: "Chấn chỉnh nền nếp làm việc và thái độ khi tiếp công dân là một trong những nội dung chi bộ cơ quan xã tập trung thực hiện để cụ thể hoá việc học và làm theo của Bác, cũng như Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng hiện nay”. Từ năm 2011 đến nay, chi bộ phân công mỗi đảng viên sưu tầm một câu chuyện, thứ Hai hằng tuần, lần lượt các đảng viên thay nhau kể mẩu chuyện mà mình đã chuẩn bị sẵn cho cả chi bộ cùng nghe và rút ra bài học rồi ghi vào quyển sổ tay của mình. Qua đó, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên nêu cao tinh thần tiên phong, gương mẫu “Nói đi đôi với làm” trong thực hiện nhiệm vụ".

Chị Nguyễn Kiều Diễm, nhân viên Văn phòng UBND xã Tân Hưng Tây, cho biết, nhờ thực hiện chủ trương đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo cơ chế một cửa gắn với việc nêu cao đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, các cán bộ tại bộ phận một cửa của UBND xã đã tuân thủ tốt tác phong văn minh công sở với phương châm “Gần dân, trọng dân, tin dân, lịch sự, hoà nhã trong giao tiếp với công dân”. Nhờ vậy, trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, cán bộ xã đã giải quyết tốt những yêu cầu của Nhân dân theo hướng nhanh gọn, hiệu quả, không gây phiền hà, nhũng nhiễu dân. Hơn 90% hồ sơ liên quan đến “một cửa” được giải quyết nhanh chóng nhờ đó đã tiết kiệm thời gian, giảm bớt chi phí cho người dân.

“Bản thân rất tâm đắc với mẩu chuyện “Quan chức không tiết kiệm thời gian là lừa gạt dân”. Bác dạy: từng giờ làm việc của công chức là mồ hôi của người dân thuê cán bộ làm cho họ. Thấm nhuần lời dạy của Người, tôi luôn đến trước giờ làm việc và luôn tiết kiệm thời gian, tiết kiệm điện, nước, văn phòng phẩm… như lời dạy của Bác”, chị Nguyễn Kiều Diễm bộc bạch.

Phó Ban Tuyên giáo Huyện uỷ Phú Tân Nguyễn Minh Phương cho biết: “Chỉ thị 03 đã có tác động rất lớn đến sự chuyển biến trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính ở bộ phận một cửa, một cửa liên thông. Mỗi cán bộ, công chức đã xác định rõ hành động “làm theo” tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị. Qua đó càng khẳng định Chỉ thị 03 chính là “liều thuốc quý” làm chuyển biến mạnh mẽ phong cách, lề lối làm việc của cán bộ, công chức. Qua đó, công tác cải cách thủ tục hành chính được quan tâm thực hiện, rút ngắn thời gian, tạo sự hài lòng cho tổ chức và cá nhân khi liên hệ làm việc.

Năm 2015, Phú Tân tiếp nhận 66.980 hồ sơ, trong đó, cấp huyện 5.011 hồ sơ, cấp xã 61.969 hồ sơ, tập trung nhiều vào lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực Tư pháp, lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong đó, đã giải quyết sớm hơn so với quy định 3.008 hồ sơ (cấp huyện 177 hồ sơ; cấp xã 2.831 hồ sơ); đúng hẹn là 63.107 hồ sơ (huyện 4.754 hồ sơ; cấp xã  58.353 hồ sơ).

Lặng lẽ cống hiến

Ở ấp Quảng Phú (xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân) hỏi về cô giáo Nguyễn Thị Xuân Hương ai cũng rành. Bởi cô là người mà 31 năm qua luôn tận tuỵ truyền dạy từng con chữ đến với các em học sinh, rồi vận động 25 triệu đồng xây dựng sân Trường Tiểu học Quảng Phú sạch sẽ để các em học sinh có sân chơi. Ðặc biệt, cô còn hỗ trợ, giúp đỡ 13 học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh khuyết tật.

Nói về những việc làm của mình, cô chân thành: “Là giáo viên, chúng tôi không chỉ có trách nhiệm giúp các em học sinh nắm vững kiến thức mà còn phải thực sự là tấm gương cho các em noi theo. Chính vì thế, tôi luôn tự nhủ phải học Bác ở tinh thần gương mẫu, trách nhiệm với công việc, gần gũi với học sinh của mình. Học và làm theo gương Bác từ những việc rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày, chẳng hạn như tắt đèn, quạt để tiết kiệm điện, đến trường đúng giờ... Thực hiện lời dạy của Bác, tôi thấy bản thân mình ngày càng trưởng thành hơn và có trách nhiệm hơn”.

Bám sát sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương, hằng năm, Ban Thường vụ cấp uỷ các cấp xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai học tập nghiêm túc trong cán bộ, đảng viên đạt trên 97%. Các chuyên đề được tổ chức quán triệt theo hình thức nghiên cứu quán triệt tập trung cho cán bộ chủ chốt và bí thư chi bộ trước (do lãnh đạo Ban Tuyên giáo triển khai) để lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch học tập, sinh hoạt và làm theo. Sau đó, các cấp uỷ tổ chức các lớp quán triệt đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Kết quả từ năm 2011 đến 2015, các cấp uỷ mở được hơn 1.400 lớp và có hơn 134.000 cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên tích cực tham gia.

Không chỉ hết lòng với học sinh, cô Hương còn trở thành địa chỉ thân thuộc đối với các em có hoàn cảnh khó khăn. Hơn 5 năm qua, ngôi nhà của cô trở thành ngôi nhà thứ 2 của 4 anh chị em Ngô Thị Gấm, lớp 3, Trường Tiểu học Quảng Phú (nhà ở ấp Cống Ðá, xã Phú Tân). Nhà có 5 anh em nhưng có đến 4 đứa thiểu năng trí tuệ, Gấm được xem là khá nhất thì cũng có đến 2 năm học lớp 1. Tan học buổi trưa, 3 chị em Gấm về nhà cô Hương ăn cơm rồi được cô dạy thêm. Vào đầu năm học cô đi vận động xin quần áo, sách vở, nếu xin không có thì cô lại xuất tiền lương của mình ra mua. Và hàng chục lượt học sinh nghèo, học sinh khuyết tật cũng được cô giúp bằng cả tình thương và trách nhiệm. Khi được hỏi về ước mơ của mình, em Ngô Thị Gấm chỉ biết rơm rớm nước mắt và ước được ăn những bữa cơm ngon như ở nhà cô Hương.

Với CCB Trần Văn Lượng (Ấp 1, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình), học và làm theo Bác phải bắt đầu từ những việc làm rất nhỏ trong cuộc sống hằng ngày và từ gia đình đến ngoài xã hội. 76 tuổi, sức khoẻ giảm sút nhưng hằng ngày CCB Trần Văn Lượng vẫn cùng con cháu làm kinh tế, nâng cao đời sống. 3 ha đất nuôi tôm xen canh cua, cá, ông còn nuôi thêm cá sấu, rắn hổ hèo. Mô hình đa canh mỗi năm mang về cho gia đình ông mức thu nhập trên 300 triệu đồng. Dù đã có của ăn của để nhưng cuộc sống của gia đình ông rất giản dị, bởi ông luôn dạy con cháu trong nhà phải biết tiết kiệm để tích luỹ và để cuộc sống ngày càng phát triển hơn.

CCB Trần Văn Lượng còn vận động gia đình hiến đất xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hoá. Ông bảo: "Nếu có mở rộng diện tích trụ sở, gia đình tôi vẫn tình nguyện hiến thêm đất để có trụ sở khang trang, bà con địa phương có nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá".

Bí thư Chi bộ Ấp 1 Dương Minh Trí cho biết: "Những tấm gương như CCB Trần Văn Lượng luôn được chi bộ tuyên dương để tuyên truyền sâu rộng tinh thần học và làm theo Bác trong cán bộ, đảng viên và quần chúng Nhân dân".

Từ những hạt nhân là mô hình, cách làm phù hợp đã từng bước được các cấp, ngành nhân rộng tạo sức lan toả mạnh mẽ, giúp việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng đi vào thực tế, gần gũi với cuộc sống, trở thành công việc thường xuyên của cán bộ và quần chúng Nhân dân. Và hiệu quả thấy rõ nhất là việc học và làm theo Bác ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi công việc từ những việc làm giản dị đã giúp mỗi tập thể, cá nhân từng bước hoàn thiện bản thân mình, làm việc có hiệu quả hơn, giúp ích cho gia đình, tập thể và cộng đồng./.

Bài 2: Khoảng lặng cần thiết phía sau cao trào

Bài và ảnh: Phạm Nguyên - Phương Lài

赞(5997)
未经允许不得转载:>88Point » 【tỷ số bóng đá u19】Học và làm theo Bác hành trang cho hành trình mới: Bài 1: Chỉ thị của ý Ðảng, lòng dân