Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 16665/BTC-QLG gửi các Sở Tài chính; các đơn vị thuộc hệ thống Thuế,êucầuphảigiảmngaygiásữachotrẻemdướituổsoi kèo nhà cái 88 hôm nay Hải quan các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu các đơn vị tăng cường triển khai thực hiện việc quản lý giá sữa của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Trong đó, Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan chức năng địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Bộ Tài chính tại Công văn số 13376/BTC-QLG ngày 04/10/2013 về việc quản lý giá sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo đúng quy định.
Giá sữa bột cho trẻ em vẫn cao ngất ngưởng dù đã trong diện bình ổn giá. Ảnh minh họa
Khi tiếp nhận kê khai giá của các doanh nghiệp, thực hiện rà soát biểu mẫu kê khai và đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa tại địa phương có biện pháp tiết giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về giá, không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.
Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định hiện hành đối với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định tại Thông tư số 30/2013/TT- BYT ngày 4/10/2013.
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn; đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
Cũng trong dịp này, Bộ Tài chính cũng đưa ra một số giải pháp quản lý giá sữa như, tiếp tục phối hợp tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá theo quy định hiện hành đối với mặt hàng sữa và sản phẩm sữa thuộc danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi theo quy định tại Thông tư số 30/2013/TT- BYT ngày 4/10/2013 và yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa tại địa phương không điều chỉnh tăng giá khi các yếu tố hình thành giá không thay đổi.
Xử lý nghiêm các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và thu nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá theo quy định tại Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Đồng thời, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá.
Đối với các mặt hàng sữa nhập khẩu trường hợp mức giá khai báo cao hơn trên 15% so với mức giá tại cơ sở dữ liệu giá hoặc mức giá khai báo thấp hơn không quá 5% so với mức giá có trong cơ sở dữ liệu giá của Tổng cục Hải Quan tại thời điểm kiểm tra sẽ thực hiện kiểm tra sau thông quan và quyết định tham vấn theo quy định tại Thông tư số 205/2010/TT-BTC ngày 15/12/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quản đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu...
Được biết, kết quả kiểm tra bước đầu về thuế và giá năm 2012 và 9 tháng đầu năm 2013 ở 8 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân phối sữa lớn tại Việt Nam cho thấy: chưa có việc giá sữa tăng 5 - 9 lần so với giá nhập khẩu.
Tuy nhiên, với việc thanh kiểm tra giá sữa từ năm 2009-2010, Bộ Tài chính cho biết giá vốn các loại sữa tức là giá đã tính thuế, chưa có chi phí bán hàng cùng chi phí khác chênh lệch với giá thị trường khoảng từ 1,7 - 2,2 lần.
Trong đó chi phí quảng cáo, chi phí hoa hồng của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối sữa rất cao so với quy định.
Cụ thể như các doanh nghiệp này chi cho quảng cáo tiếp thị, đặc biệt mức chi cho các cuộc hội thảo tiếp cận y học… là khoảng 30-40%. Trong khi quy định chi phí quảng cáo hợp lý chỉ là 10%.
Qua kiểm tra đã thu phạt vào ngân sách hơn 10 tỷ đồng tiền thuế, đồng thời đôn đốc thu nộp hơn 400 tỷ đồng tiền thuế còn nợ đọng của các doanh nghiệp này.
Nguyễn Nam